Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh vệ tinh tiết lộ tâm chấn động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Các hệ thống vệ tinh được kích hoạt để chụp ảnh động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria nhưng gặp nhiều khó khăn do thời tiết xấu.

Dong dat Tho Nhi Ky anh 1

Khu vực xảy ra động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ chụp bởi vệ tinh Chaohu-1. Ảnh: Spacety.

Spacety, startup phát triển vệ tinh siêu nhỏ của Trung Quốc đã chia sẻ ảnh chụp xung quanh tâm chấn vụ động đất mạnh 7,8 độ, xảy ra vào ngày 6/2 tại huyện Nurdagi, cách tỉnh Giaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ) khoảng 23 km.

Ngay sau vụ động đất, Spacety đã bố trí vệ tinh Chaohu-1, thuộc dạng radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để ghi nhận hình ảnh. Theo Global Times, bức ảnh được chụp vào khoảng 11h05 ngày 6/2 (giờ địa phương).

Khu vực được vệ tinh ghi nhận rộng khoảng 8.878 km2. Thời điểm xảy ra thảm họa, thời tiết tại tâm chấn rất khắc nghiệt với đám mây dày, gây khó khăn trong việc chụp ảnh từ vệ tinh.

Đại diện Spacety cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình tại khu vực xảy ra động đất, đồng thời cung cấp ảnh vệ tinh để hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn.

Sau trận động đất đầu tiên, ít nhất 185 dư chấn được ghi nhận ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực lân cận. Các chuyên gia cho biết với tình hình khó dự đoán, vệ tinh trở thành phương tiện chính để cung cấp vị trí và dữ liệu.

Ngay sau thảm họa, Trung tâm Vệ tinh Liên Hợp Quốc (UNOSAT) đã kích hoạt dịch vụ lập bản đồ khẩn cấp bằng vệ tinh. Đây là chương trình cung cấp ảnh vệ tinh trong các trường hợp nhân đạo khẩn cấp liên quan đến thiên tai, tình huống phức tạp và xung đột.

Người dùng có thể truy cập bản đồ trên website của UNOSAT. Theo Space, bản đồ cung cấp thông tin về những khu vực xảy ra động đất, độ lớn, cấu trúc bị hư hại hoặc có thể thiệt hại.

UNOSAT được thành lập năm 2001 nhằm cung cấp dữ liệu vệ tinh cho Liên Hợp Quốc. Đến năm 2003, chương trình mở rộng sang lập bản đồ vệ tinh cho các tình huống nhân đạo.

Dong dat Tho Nhi Ky anh 2

Bản đồ vệ tinh do UNOSAT cung cấp.

Trung tâm hợp tác với những quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc để thu thập ảnh vệ tinh. Dữ liệu sau đó được gửi đến các cơ quan chính phủ, tổ chức viện trợ và nhân đạo để lên kế hoạch cứu hộ, cứu nạn.

Trong ngày 6/2, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kích hoạt hệ thống vệ tinh Copernicus để cung cấp dịch vụ lập bản đồ khẩn cấp, tập trung vào các khu dân cư bị ảnh hưởng do động đất.

Egeos, công ty phụ trách hệ thống Copernicus cho biết các vệ tinh đã thu thập ảnh, nhưng chất lượng khá kém do thời tiết xấu. Theo Ansa, những hình ảnh đầu tiên dự kiến được công bố trong vài giờ tới sau khi xử lý xong.

Thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến hơn 3.500 người tử vong, còn tại Syria là hơn 1.600 người. Con số được dự báo còn gia tăng khi việc tìm kiếm cứu nạn vẫn tiếp tục.

Chỉ riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ, số người bị thương cũng đã vượt mốc 20.000. Cơ quan đối phó thiên tai Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã nhận được 11.342 báo cáo liên quan tới các vụ sập nhà, trong đó 5.775 vụ việc đã được xác nhận.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

‘SpaceX Trung Quốc’ phóng tên lửa thành công

Một công ty khởi nghiệp được kỳ vọng là SpaceX của Trung Quốc đã dùng tên lửa đưa thành công 5 vệ tinh vào quỹ đạo ngày 9/1, với kế hoạch phóng thêm tên lửa vào năm 2023.

Ảnh vệ tinh thành phố trăm tỷ USD của Saudi Arabia

Dự án thành phố xuyên sa mạc The Line của Saudi Arabia đã khởi động từ tháng 9, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm