Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VCCI: Không nên hạn chế doanh nghiệp nhập khẩu gạo

Theo VCCI, việc quản lý nhập khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất khác, khiến giá sản xuất tăng, thiếu nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa...

Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ khoảng 719.970 tấn gạo. Ảnh: Reuters.

Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Theo đó, cơ quan này cho rằng việc bổ sung quản lý nhập khẩu gạo khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Bởi VCCI cho rằng các biện pháp quản lý nhập khẩu đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy định chi tiết. Việc áp dụng biện pháp nào, căn cứ áp dụng, điều kiện áp dụng đều đã được quy định và các cơ quan nhà nước cần tham chiếu các quy định này khi áp dụng.

Bên cạnh đó, quy định như dự thảo hiện nay chưa đủ rõ ràng như tiêu chí đánh giá tăng nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các biện pháp quản lý nhập khẩu mà cơ quan Nhà nước được đề xuất là gì...

"Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước, khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm từ Việt Nam...", VCCI nhìn nhận.

Theo cơ quan này, việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu cũng cần xem xét đến lợi ích của cả các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu để sản xuất. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc bổ sung quy định này. Việc quản lý nhập khẩu gạo nên áp dụng thống nhất quy định của Luật Quản lý ngoại thương.

Trước đó, trong tờ trình dự thảo này, Bộ Công Thương lưu ý việc nhập khẩu gạo quá nhiều nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Dẫn chứng, Bộ Công Thương cho biết trong năm 2021, tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam là 999.750 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên mức 719.970 tấn (chiếm 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước).

Chủng loại gạo nhập khẩu chủ yếu là gạo tấm, gạo trắng khác. Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu...

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Bộ Công Thương chia sản lượng nhập khẩu cho 33 đầu mối xăng dầu

Trong 3 tháng cuối năm, Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu là 5,5 triệu m3 cho các doanh nghiệp đầu mối để phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm.

Việt Nam chi hơn 6,8 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu

Trong 9 tháng đầu năm, Trung Quốc nổi lên là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn của Việt Nam, tăng 130% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm