Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

'Văn như Siêu Quát vô tiền Hán'

“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán” là câu nói đi vào sử sách, ca ngợi tài năng của 2 danh nhân nước Việt trong thế kỷ 19.

Tho van Viet Nam anh 1

Câu 1: Vua nào nói “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán”?

  • Khải Định
  • Tự Đức
  • Hàm Nghi
  • Minh Mạng

"Văn như Siêu Quát vô tiền Hán", nghĩa là "Văn của ông Siêu, ông Quát khiến thời Tiền Hán phải chịu, là câu nói của vua Tự Đức dành cho 2 nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong thế kỷ 19.

Tho van Viet Nam anh 2

Câu 2: Siêu và Quát ở đây là ai?

  • Nguyễn Văn Siêu vào Cao Bá Quát
  • Trương Hán Siêu và Cao Bá Quát
  • Nguyễn Văn Siêu và Nguyễn Công Trứ
  • Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du

Trong câu thơ của vua Tự Đức, Siêu ở đây là danh nhân Nguyễn Văn Siêu, một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19. Quát tức Cao Bá Quát, vị quan nhà Nguyễn rất giỏi về văn chương, thơ phú.

Tho van Viet Nam anh 3

Câu 3: Nguyễn Văn Siêu đương thời được mệnh danh là…?

  • Thần Siêu
  • Thánh Siêu
  • Vương Siêu
  • Sầu Siêu

Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) có tài năng trải đều trên nhiều lĩnh vực. Nguyễn Văn Siêu đương thời được mệnh danh là “Thần Siêu” để so sánh với Cao Bá Quát (Thánh Quát).

Tho van Viet Nam anh 4

Câu 4: Tác phẩm nào sau đây do Nguyễn Văn Siêu viết?

  • Phương Đình văn loại
  • Phương Đình dư địa chí
  • Tứ thi bị giảng
  • Cả 3 đáp án trên

Nguyễn Văn Siêu là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị như: Phương Đình thi loại, Phương Đình văn loại, Phương Đình dư địa chí, Địa dư toàn biên, Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng… Sáng tác của ông thể hiện đậm nét lòng tự hào về đất nước và dân tộc. Thơ của ông có nhiều bài miêu tả thiên nhiên hữu tình ở Hồ Gươm, Hồ Tây, sông Nhị, sông Tô, gò Đống Đa…

Tho van Viet Nam anh 5

Câu 5. Ông từng viết cuốn sách quý nào kể về chuyện đi sứ phương Bắc?

  • Chư sử khảo thích
  • Vạn lý tập dịch trình tấu thảo
  • Tứ thi bị giảng
  • Địa dư toàn biên

Sau khi lên ngôi năm 1847, vua Tự Đức xuống chiếu cử Nguyễn Văn Siêu làm phó sứ sang Trung Quốc năm 1849. Trong nội dung chiếu chỉ, vua Tự Đức phê rằng: “Khanh tính trời thông minh, học vấn uyên bác, đi sứ lần này nhớ thu thập những điều tai nghe mắt thấy, qua các danh lam thắng cảnh, cùng phong tục bên Bắc triều, phải lấy bút biên ghi chép tỉ mỉ ngay, chờ lúc về trình trẫm xem; giúp trẫm thấy rõ ngoài xa muôn dặm”. Ngay khi trở về, Nguyễn Văn Siêu dâng lên ông vua hay chữ Tự Đức cuốn sách Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được vua khen. Sau đó, ông tiếp tục được thăng chức Án sát Hà Tĩnh, Án sát Hưng Yên.

Tho van Viet Nam anh 6

Câu 6: Nguyễn Văn Siêu là người...?

  • Hà Nội
  • Hải Dương
  • Bắc Ninh
  • Bắc Giang

Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) tự là Tống Ban, hiệu Phương Đình. Ông sinh ra tại huyện Thanh Trì (Hà Nội). Theo sách Những tấm gương hiếu học xưa và nay, từ nhỏ, Nguyễn Văn Siêu đã có tư chất thông minh. 15 tuổi, Nguyễn Văn Siêu theo học thầy hương cống Trần Công Tiến. Đây chính là thời gian quan trọng, giúp ông rèn luyện những kỹ năng cần thiết, để sau này trở thành nhà văn, thơ nổi tiếng. Ảnh: Báo Bình Phước.

Tho van Viet Nam anh 7

Câu 7: Ông có công tạo ra công trình nào ở Hà Nội ngày nay?

  • Tháp Bút
  • Tháp Rùa
  • Cầu Thê Húc
  • Cả A và C

Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn cũ), ông cho xây tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ Tả Thanh THiên (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Ngoài ra, chính ông là người cho xây cầu Thê Húc để nối bờ với đền Ngọc Sơn. Ảnh: Bưu chính viễn thông Việt Nam.

Cuốn sách 'Tang thương ngẫu lục' có nội dung gì?

"Tang thương ngẫu lục" là cuốn sách quý dành cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu về xã hội Việt Nam thời phong kiến.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm