Câu 1: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là…?
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805-1848), người Hà Nội ngày nay. Bà sinh ra trong gia đình khoa bảng, cha đỗ đạt cao, làm quan cho nhà Hậu Lê. |
Câu 2: Bài thơ nào do Bà Huyện Thanh Quan sáng tác?
Theo Từ điển văn học, Bà Huyện Thanh Quan không sáng tác nhiều. Những bài thơ của bà thường được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ Đường luật. Đến nay, một số bài thơ của bà được lưu lại như: Thăng Long hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Qua chùa Trấn Bắc… Ảnh: NXB Kim Đồng. |
Câu 3: Tên gọi Bà Huyện Thanh Quan được đặt theo…?
Bà Nguyễn Thị Hinh được biết đến với tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Chồng của bà từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là một phần huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Ảnh: Wikipedia. |
Câu 4: Đèo nào từng được Bà Huyện Thanh Quan đeo vào thơ ca?
Đèo Ngang ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, từng được Bà Huyện Thanh Quan đề cập trong bài Qua Đèo Ngang. Bài thơ được sáng tác theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật với những câu như: "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà / Cỏ cây chen đá, lá chen hoa / Lom khom dưới núi, tiều vài chú / Lác đác bên sông, chợ mấy nhà / Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia / Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước / Một mảnh tình riêng, ta với ta". Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 5: Thơ của Bà Huyện Thanh Quan chủ yếu thể hiện nội dung nào?
Theo GS Dương Quảng Hàm, “những bài thơ Nôm của bà phần nhiều tả cảnh, tả tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện”. GS Thanh Lãng nhận xét: “Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ”. Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 6. Bà Huyện Thanh Quan nổi tiếng với giai thoại nào?
Bà Huyện Thanh Quan từng nổi tiếng với giai thoại thay chồng xử án mỗi khi chồng vắng nhà. Điểm khác biệt là bà thường kết án bằng thơ. Theo sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam, một lần, cô Nguyễn Thị Đào đến công đường kiện cáo vì chồng có vợ bé, nên bỏ bê nhà cửa, phụ bạc vợ. Cô làm đơn xin bỏ chồng để đi lấy người khác. Chồng đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã phóng khoáng phê vào đơn: "Phó cho con Nguyễn Thị Đào / Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai / Chữ rằng "Xuân bất tái lai"/ Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già". Sau đó, người chồng của cô này kiện lên quan trên, nghe nói vì việc này mà ông Huyện Thanh Quan bị giáng chức. Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 7: Bà Huyện Thanh Quan từng được mời vào cung giữ chức quan gì?
Dưới thời Nguyễn, bà được mời vào kinh giữ chức Cung trung giáo tập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, dẫn con về lại Nghi Tàm (Thăng Long) và ở vậy cho đến hết đời. Ảnh: NXB Trẻ. |