Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

'Truyện Kiều' còn có tên nào khác?

"Truyện Kiều" là sáng tác nổi bật của đại thi hào Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của nền văn học nước ta.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 1

Câu 1: Truyện Kiều còn có tên nào khác?

  • Kim Vân Kiều truyện
  • Đoạn trường tân thanh
  • Bắc hành tạp lục
  • Cả 3 tên gọi trên

Truyện Kiều là sáng tác tiêu biểu của đại thi hào Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng ở nước ta. Tác phẩm này còn có tên Đoạn trường tân thanh, thường được gọi là Truyện Kiều. Cốt truyện dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 2

Câu 2: Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả ra sao?

  • Trầm ngư
  • Mây thua, tuyết nhường
  • Bế nguyệt tu hoa
  • Hoa ghen, liễu hờn

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả 2 chị em Thúy Kiều (Vương Thúy Kiều), Thúy Vân (Vương Thúy Vân) là những cô gái có vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”. Nếu như Thúy Vân có vẻ đẹp “Mây thu nước tóc , tuyết nhường màu da” thì Thúy Kiều khiến “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Ảnh: NXB trẻ.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 3

Câu 3: Thúy Kiều gặp Kim Trọng dịp nào?

  • Tết trung Thu
  • Tết Nguyên đán
  • Tết Thanh minh
  • Rằm tháng bảy

Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Dịp này, nàng gặp Kim Trọng - chàng trai "Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa". Hai người vừa gặp nhau "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Sau khi gặp Thuý Kiều, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều, tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu, vừa trọng nhau rất mực, thề nguyền và trao vật đính ước với nhau. Ảnh: Wikipedia.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 4

Câu 4: Ai đã vu oan cho gia đình Thúy Kiều?

  • Bạc bà
  • Thằng bán tơ
  • Tên tiểu đồng
  • Tên ăn trộm

Khi tình yêu giữa 2 người đang tốt đẹp, Kim Trọng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương ông và Vương Quan bị bắt đi tra khảo. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng: "Cậy em, em có chịu lời / Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 5

Câu 5: Ai đã giam Kiều ở lầu Ngưng Bích?

  • Tú bà
  • Bạc Hạnh
  • Thúc Sinh
  • Mã Giám Sinh

Sau khi lấy đi sự trong trắng của Kiều, Mã Giám Sinh bán nàng cho Tú bà với giá 400 lượng vàng. Mua được Kiều, Tú bà bắt nàng phải tiếp khách làng chơi. Không đồng ý, nàng rút dao tự vẫn. Sợ Kiều chết sẽ mất vốn, Tú bà dụ ngon ngọt, ép nàng ra sống ở lầu Ngưng Bích. Tại đây, nàng tiếp tục mắc vào bẫy do Tú bà giăng sẵn khi cố tình sắp xếp để nàng trốn chạy cùng Sở Khanh. Việc bỏ trốn bị phát giác, Kiều đã bị Tú bà ép ở lại, phục vụ việc “buôn phấn bán hoa” cho bà ta.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 6

Câu 6. Kiều bị Hoạn Thư biến thành tỳ nữ với tên gọi gì?

  • Hoa Nô
  • Nguyệt Nô
  • Thủy Nô
  • Ngân Nô

Tại lầu xanh, Kiều may mắn gặp được Thúc Sinh, được chàng cưới về lãm vợ lẽ. Sau đó, vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư biết chuyện, Thúy Kiều bị lén bắt đi, đánh đập, hành hạ, thành tỳ nữ của Hoạn Thư với tên gọi Hoa Nô. Thúy Kiều phải đàn, hầu hạ cho vợ chồng Thúc Sinh, Hoạn Thư.

Truyen Kieu Nguyen Du anh 7

Câu 7. Tại sao Kiều từ chối tái duyên với Kim Trọng?

  • Cảm thấy không còn xứng đáng
  • Kiều đã có chồng mới
  • Kim Trọng đã có gia đình
  • Cả A và C

Sau 15 năm lưu lạc, cuối cùng, Thúy Kiều được trở về bên người thân. Trong ngày gặp gỡ, gia đình đã vun vén để Kiều được nối duyên cùng Kim Trọng. Tuy vậy, bấy giờ Kim Trọng đã lấy Thúy Vân làm vợ, bản thân Kiều cũng cảm thấy mình không còn xứng đáng nên nàng nhất quyết chối từ. Thúy Kiều nguyện rằng hai người sẽ trở thành bạn tri kỷ nơi câu thơ tiếng đàn,"Chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ". Ảnh: NXB trẻ.

Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm 'Chí Phèo'

Trong truyện "Chí Phèo" của Nam Cao, Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm