Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm 'Chí Phèo'

Trong truyện "Chí Phèo" của Nam Cao, Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ.

Truyen ngan Chi Pheo anh 1

Câu 1: Truyện ngắn Chí Phèo ban đầu có tên là…?

  • Chí Phèo
  • Đôi lứa xứng đôi
  • Cái lò gạch cũ
  • Trẻ con không được ăn thịt chó

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên tác có tên là Cái lò gạch cũ. Lần đầu in thành sách năm 1941, NXB Đời mới - Hà Nội đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi truyện được in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo. Ảnh: Nhân vật Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Truyen ngan Chi Pheo anh 2

Câu 2: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện trong tác phẩm của Nam Cao bằng hình ảnh nào?

  • Rạch mặt ăn vạ
  • Tay ôm chai rượu
  • Ngã chỏng vó
  • Vừa đi vừa chửi

Truyện ngắn Chí Phèo được mở đầu bằng hình ảnh: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Ảnh: NXB Văn học.

Truyen ngan Chi Pheo anh 3

Câu 3: Lúc sinh ra, Chí Phèo bị bỏ rơi ở đâu?

  • Miếu hoang
  • Nhà hoang
  • Lò gạch cũ
  • Gốc cây chuối

Ngay từ khi sinh ra, Chí Phèo đã phải đón nhận số phận bi kịch, bị bố mẹ ruồng bỏ, không biết gốc gác, trải qua tuổi thơ cay đắng. “Một anh đi thả ống lươn, buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên lò gạch bỏ không. Anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”. Ảnh: Nhân vật Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Truyen ngan Chi Pheo anh 4

Câu 4: Lớn lên, Chí Phèo đi ở cho ai?

  • Tư Binh
  • Bá Kiến
  • Nghị Quế
  • Nghị Hách

Trước khi bị tha hóa, Chí Phèo là gã thanh niên “hiền như cục đất”, y đi ở thuê cho nhà Bá Kiến. Sau này, do ghen tuông, Bá Kiến đã móc nối với quan lại địa phương, bắt Chí Phèo đi tù. Từ đây, Chí Phèo biến thành tên chuyên gây rối, rạch mặt ăn vạ, chửi bới dân làng. Ảnh: Nhân vật Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Truyen ngan Chi Pheo anh 5

Câu 5: Trước khi tự kết liễu cuộc đời mình, Chí Phèo đã giết ai?

  • Lý Cường
  • Bá Kiến
  • Tư Binh
  • Thị Nở

Sau mối tình cùng Thị Nở, Chí Phèo được “thức tỉnh” sau những cơn say triền miên. Hắn muốn quay lại làm người lương thiện nhưng cái xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ đã từ chối quyền làm người của Chí Phèo. Biết mình không thể quay lại làm người bình thường, Chí Phèo đã giết chết kẻ thù của mình là Bá Kiến và tự sát với câu nói “Ai cho tao lương thiện”. Ảnh: Nhân vật Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Truyen ngan Chi Pheo anh 6

Câu 6. Tỉnh nào được lấy bối cảnh trong truyện ngắn Chí Phèo?

  • Nam Định
  • Hà Nam
  • Ninh Bình
  • Hải Dương

Truyện ngắn Chí Phèo được nhà văn Nam Cao lấy bối cảnh từ làng Vũ Đại, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi nhà của Bá Kiến từng ở hiện nay còn ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, tồn tại hơn một thế kỷ nay.

Truyen ngan Chi Pheo anh 7

Câu 7. Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo có tên là?

  • Bá Kiến
  • Bá Đính
  • Nghị Hách
  • Nghị Quế

Theo Nam Cao, nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo là Bá Đính, tên thật là Trần Bá Đính. Trong truyện, Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ, luôn tìm cách để bóc lột, lừa gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo, tìm cách xâu xé, hãm hại nhau. Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ. Ảnh: Nhân vật Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Bộ sử thi 16.000 câu của người Việt

Đây là bộ sử thi lớn của người Việt, hiện còn 2 bản, gồm 8.000 và 16.000 câu thơ.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm