Câu 1: Chu Văn An là nhà giáo dưới thời vua nào?
Chu Văn An (1292-1370) là nhà giáo nổi tiếng của nền giáo dục nước ta. Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông được mời ra giữ chức Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử. |
Câu 2: Ông soạn bộ sách nào để dạy học?
Để phục vụ quá trình dạy học, Chu Văn An soạn ra bộ Tứ thư thuyết ước gồm 10 quyền. Đây là tập giáo trình đầu tiên của người Việt. Tiếc rằng bộ sách đã thất lạc, nếu còn, hậu thế sẽ hiểu cụ thể hơn về quan điểm dạy học của ông. Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 3: Cuốn sách y thuật do thầy Chu Văn An soạn thảo?
Theo sách Những người thầy trong sử Việt, ngoài sự nghiệp dạy học, Chu Văn An còn là nhà nghiên cứu Đông y. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông chính là người đã biên soạn cuốn Y học yếu giải tập chú di biên. Ảnh: Báo Khoa học và Đời sống. |
Câu 4: Chu Văn An soạn “Thất trảm sớ” để dâng lên vua nào?
Thất trảm sớ được viết bằng chữ Hán của thầy Chu Văn An, dâng lên vua Trần Dụ Tông. Trong Thất trảm sớ, Chu Văn An đề nghị vua Trần chém 7 tên nịnh thần, yêu cầu của ông không được vua Trần chấp nhận. Buồn chán thế sự, ông từ quan về ở ẩn. Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 5: Tên tập thơ do thầy Chu Văn An sáng tác?
Chu Văn An từng viết những tác phẩm như Thất trảm sớ, Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước... Đến nay, 12 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục được lưu giữ. Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 6. “Thần đọc sách, chưa thấy nước nào không coi trọng sự học mà có thể tiến lên được” là câu nói của Chu Văn An với vua nào?
Theo Chu Văn An, “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ông trả lời vua Trần Minh Tông: “Thần đọc sách, chưa thấy nước nào không coi trọng sự học mà có thể tiến lên được. Xin bệ hạ cho thần được về nhà mở trường dạy học, góp phần bồi bổ sự học của nước nhà”. Ảnh: Văn miếu Quốc Tử Giám. |
Câu 7. Chu Văn An được hậu thế suy tôn danh hiệu gì?
Với những cống hiến to lớn cho giáo dục nước nhà, thầy Chu Văn An được hậu thế suy tôn là “Vạn thế sư biểu” của người Việt. Đánh giá về ông, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Những nhà nho nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, nhưng kẻ thì chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, kẻ chỉ cốt ăn lộc giữ thân, chưa có ai chịu để tâm đến đạo đức, suy nghĩ tới việc giúp vua nêu đức tốt, cho dân được nhờ ơn. Như Tô Hiến Thành đời Lý, Chu Văn Trinh (Chu Văn An) đời Trần, có lẽ gần được như thế". Ảnh: Văn miếu Quốc Tử Giám. |