Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

‘Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay’

"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, đó là câu nói mang tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 1

Câu 1: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay” là câu nói trong tác phẩm nào?

  • Đôi mắt
  • Đời thừa
  • Lão Hạc
  • Một bữa no

Đây là câu nói của nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có...". Ảnh: NBX Văn học.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 2

Câu 2: Tác phẩm này từng được đăng trên…?

  • Văn nghệ chủ nhật
  • Tiểu thuyết thứ sáu
  • Tiểu thuyết thứ bảy
  • Gia Định báo

Theo sách giáo khoa Ngữ văn, Đời thừa là một trong những truyện ngắn thành công của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm lần đầu được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 409, ra ngày 4/12/1943. Ảnh: Hội Nhà văn.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 3

Câu 3: Qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao muốn thông cảm cho hoàn cảnh của...?

  • Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam
  • Người nông dân Việt Nam
  • Người công nhân Việt Nam
  • Trí thức tiểu tư sản

Thông qua Đời thừa, tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đồng thời, tác giả lên án gay gắt xã hội ngột ngạt, bóp chết mọi mơ ước, tước đi cuộc sống chân chính của con người; đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ vốn đẹp đẽ giữa người và người. Ảnh: NXB Văn học.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 4

Câu 4: Ai là vợ của nhà văn Hộ?

  • Thúy
  • Từ
  • Hoa
  • Lan

Truyện ngắn Đời thừa xoay quanh câu chuyện về đôi vợ chồng Từ và Hộ. Hộ vốn là nhà văn chân chính, cao thượng, chỉ viết những tác phẩm có giá trị, vì miếng cơm manh áo của gia đình, lo cho vợ của mình (Từ) cùng đàn con nheo nhóc. Hộ cuối cùng phải bán rẻ lương tâm, viết, xuất bản những thể loại văn ba xu để lấy tiền nuôi sống gia đình. Quá xẩu hổ với bản thân, Hộ chìm đắm trong men rượu. Trong cơn say, Hộ tự mắng mình là “thằng khốn nạn”. Ảnh: NXB Văn học.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 5

Câu 5: Nam Cao khẳng định “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” trong tác phẩm nào?

  • Chí Phèo
  • Lão Hạc
  • Một bữa no
  • Trăng sáng

Trong truyện ngắn Trăng sáng (Giăng sáng), Nam Cao viết: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Tác phẩm này cũng được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Ảnh: Hội Nhà văn.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 6

Câu 6. Trong "Trăng sáng", Nam Cao thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình qua nhân vật nào?

  • Hoàng
  • Độ
  • Điền
  • Tư Binh

Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Trăng sáng được thể hiện qua nhân vật Điền. Tác phẩm này được nhà văn viết năm 1943. Ảnh: NXB Hội Nhà văn.

Quan diem nghe thuat cua Nam Cao anh 7

Câu 7. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?

  • Nghệ thuật vị nghệ thuật
  • Nghệ thuật vị nhân sinh
  • Nghệ thuật đối ngẫu
  • Nghệ thuật lãng mạn

Thông qua những nhân vật như Hộ trong Đời thừa, Điền trong Trăng sáng, Hoàng và Độ trong Đôi mắt, Nam Cao thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của mình là “Nghệ thuật vị nhân sinh”, tức nghệ thuật phải vì con người. Ông phê phán sâu sắc quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

‘Đồng hào có ma’

"Đồng hào có ma" là một tác phẩm văn học nổi tiếng, được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông ở nước ta.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm