Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vận động thường xuyên giúp bệnh nhân sống khỏe cùng ung thư

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống sau khi mắc ung thư.

Song cung ung thu anh 1

Tập thể dục thường xuyên giúp chúng ta tránh xa ung thư. Ảnh: T.N.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa vận động và tỉ lệ tái phát ung thư, nhưng bản thân những ý kiến về khả năng phòng tránh bệnh của vận động cũng có những cơ sở khoa học nhất định.

Một nghiên cứu ở Mỹ (nghiên cứu về sức khỏe của y tá) được thực hiện trong 96 tháng với đối tượng nghiên cứu là 2.987 người sống sót sau ung thư vú. Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa lượng vận động và tổng tỉ lệ tử vong, và tỉ lệ tử vong do ung thư vú.

Trường hợp những người tập thể dục nhịp điệu với lượng vận động tối thiểu 180 MET một tuần sau khi được chẩn đoán bị ung thư vú, tỉ lệ tử vong giảm 29% so với tổng tỉ lệ tử vong. Và người ta còn quan sát thấy rằng có một số tác dụng bảo vệ bổ sung trong trường hợp vận động với lượng vận động lớn hơn.

Trong trường hợp ung thư vú, tỉ lệ tử vong của những người vận động ở mức 540 MET mỗi tuần và những người vận động dưới 180 MET mỗi tuần lần lượt giảm 50% và 43%. Với lượng vận động lớn hơn 180 MET, tương đương đi bộ với tốc độ 4km/h trong tổng thời gian ba giờ mỗi tuần, thì tỉ lệ tử vong cho thấy có xu hướng giảm dần.

Nếu những người sống sót sau ung thư vú bị thừa cân hay béo phì thì nguy cơ bị tái phát sẽ tăng lên. Chỉ với việc vận động trực tiếp giúp kiểm soát cân nặng tối thiểu đã đủ để chứng minh sự hữu ích của việc rèn luyện cơ thể rồi.

Theo nghiên cứu (nghiên cứu về sức khỏe của y tá) về 554 bệnh nhân ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, vận động đã giúp giảm tỉ lệ tử vong. Những người vận động với lượng vận động là 180 MET mỗi tuần có tỉ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, và tổng tỉ lệ tử vong lần lượt thấp hơn 61% và 57% so với những người vận động ít hơn 180 MET mỗi tuần.

Một nghiên cứu khác trên 832 bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã cho thấy: những người có lượng vận động trong một tuần khoảng 180 MET, hoặc đi bộ 6 giờ một tuần với tốc độ 4km/h, có tỉ lệ tái phát ung thư giảm tới 49%.

Nhiều người muốn được hướng dẫn về cách vận động cần thiết cho những người sống sót sau ung thư. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vận động đem lại hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào, và những người sống sót sau ung thư nên vận động như thế nào mới tốt, cả về định tính và định lượng.

Đa số các nghiên cứu được thực hiện từ năm 1995 không đề cập đến lượng vận động, nhưng có một nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này rất chi tiết. Nội dung chính của nghiên cứu này là đi bộ, nhưng ngoài điều này, chúng ta hãy cùng xem xét thêm cả khía cạnh tâm lý nữa.

Mặc dù rất nhiều người biết rằng vận động giúp cải thiện khả năng hoạt động của tim phổi, nhưng khi xem xét đến các tác động tiêu cực mà các phương pháp điều trị ung thư gây ra cho chức năng tim phổi của những người sống sót sau ung thư thì những hiệu quả tích cực của vận động càng đặc biệt quan trọng.

Một số nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005 đã chứng minh tác dụng của vận động trong điều trị ung thư. Việc đi bộ trong 6 phút (đi bộ ngoài trời, đi bộ tại chỗ v.v.) cho kết quả khả quan đối với những người sống sót sau ung thư về mặt thống kê.

Ngoài đi bộ, thái cực quyền hoặc các loại hình vận động có tính linh hoạt, mềm dẻo như Kouksundo, và các môn thể thao trong nhà cũng có hiệu quả tương tự. Thông thường nên vận động ở cường độ trung bình ba lần một tuần, mỗi lần từ 20 đến 40 phút.

Joon Nam Lee/ Thái Hà Books & NXB Thế giới

Bình luận

SÁCH HAY