Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VOICES

Vaccine sẽ dỡ bỏ sự kìm hãm với kinh tế và tự do của chúng ta

Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell cho rằng các quốc gia cần phối hợp đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, chống lại các mối đe dọa của "ngoại giao vaccine".

tiem vaccine Covid-19 anh 1

Chúng ta cần thu hẹp khoảng cách trong tiêm chủng

Đại dịch vẫn đang giết chết hàng nghìn người mỗi ngày và với tốc độ triển khai hiện tại, toàn thế giới sẽ không được tiêm chủng trước năm 2023. Để tránh viễn cảnh này, chúng ta cần có hành động đa phương được phối hợp chặt chẽ.

tiem vaccine Covid-19 anh 2

Josep Borrell

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh/Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Ông Josep Borrell là Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh/Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Liên minh và Hợp tác châu Âu của Tây Ban Nha. Đây là bài viết ông Borrell dành riêng cho Zing.

Đến cuối tháng 5, chỉ có 2,1% người châu Phi được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Chúng ta cần thu hẹp khoảng cách trong tiêm chủng giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nước đang phát triển để tránh điều mà ông Tedros Ghebreyesus, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, đã gọi là “tiêm chủng phân biệt chủng tộc”. Làm như vậy vừa đúng về mặt đạo đức vừa vì lợi ích của mọi người.

Do đó, chúng ta cần có hành động đa phương ở cấp độ toàn cầu để tăng cường sản xuất vaccine và đẩy nhanh việc triển khai trên toàn thế giới. Kể từ đầu đại dịch, đây đã là con đường được Liên minh châu Âu (EU) lựa chọn.

Hiện nay, đây cũng là con đường mà các nhà lãnh đạo G20 đã xác định tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Toàn cầu ở Rome vào ngày 21/5.

Đại dịch vẫn đang giết chết hàng nghìn người mỗi ngày và với tốc độ triển khai hiện tại, toàn thế giới sẽ không được tiêm chủng trước năm 2023. Tuy vậy, việc dân số thế giới được tiêm chủng một cách rộng rãi vẫn là cách duy nhất để chấm dứt đại dịch; nếu không, sự nhân lên của các biến chủng có khả năng làm giảm hiệu quả của các loại vaccine hiện có.

Tiêm chủng cũng là điều kiện tiên quyết để dỡ bỏ những hạn chế đang kìm hãm nền kinh tế và quyền tự do của chúng ta. Những hạn chế này đang giáng đòn lên toàn thế giới, nhưng chúng thậm chí còn nặng nề hơn ở các nước đang phát triển. Các nước tiên tiến có thể dựa nhiều hơn vào các cơ chế xã hội và đòn bẩy chính sách kinh tế để hạn chế tác động của đại dịch đối với người dân của họ.

Nếu khoảng cách trong tiêm chủng còn tiếp diễn, nó có nguy cơ đảo ngược xu hướng giảm nghèo và bất bình đẳng toàn cầu trong những thập kỷ gần đây. Một động lực tiêu cực như vậy sẽ kìm hãm hoạt động kinh tế và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Cái giá của việc không hành động chắc chắn sẽ cao hơn nhiều đối với các nền kinh tế phát triển so với con số mà chúng ta sẽ phải cùng nhau bỏ ra để giúp tiêm chủng cho toàn thế giới. Do đó, EU hoan nghênh kế hoạch 50 tỷ USD do Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề xuất nhằm hướng tới tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào năm 2021 và 60% vào giữa năm 2022.

Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần có hành động đa phương được phối hợp chặt chẽ. Chúng ta phải chống lại các mối đe dọa của "ngoại giao vaccine", gắn việc cung cấp vaccine với các mục tiêu chính trị và "chủ nghĩa dân tộc vaccine", dự trữ vaccine cho bản thân.

Ngược lại với những đối tác khác, EU đã từ chối cả hai kể từ khi bắt đầu đại dịch. Cho đến nay, chúng tôi là chủ thể toàn cầu duy nhất đang tiêm chủng cho người dân của mình; xuất khẩu khối lượng lớn vaccine; và đóng góp đáng kể vào việc triển khai vaccine ở các nước có thu nhập thấp. Người châu Âu có thể tự hào về thành tựu này.

Năm 2020, EU đã hỗ trợ nghiên cứu và phát triển vaccine trên quy mô lớn và đóng góp đáng kể vào thế hệ vaccine mRNA mới. EU sau đó đã trở thành nhà sản xuất chính vaccine Covid-19, chiếm khoảng 40% số lượng liều được sử dụng trên toàn cầu cho đến nay (theo WHO). EU cũng đã xuất khẩu 240 triệu liều sang 90 quốc gia, nhiều tương đương số lượng chúng tôi đã sử dụng trong EU.

EU cùng với các quốc gia thành viên và các định chế tài chính - tập hợp mà chúng tôi gọi là “Team Europe” - cũng đang tài trợ vaccine cho các nước láng giềng có nhu cầu, đặc biệt là ở khu vực Tây Balkan.

Mục tiêu đề ra đó là viện trợ thêm ít nhất 100 triệu liều cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trước khi kết thúc năm 2021, như đã được thống nhất tại Hội đồng châu Âu vừa qua.

Với 2,8 tỷ EUR, Team Europe cũng là nhà đóng góp chính cho cơ chế COVAX, qua đó cho phép các nước nghèo hơn tiếp cận với vaccine; khoảng một phần ba tổng số liều COVAX được phân phối cho đến nay là do EU tài trợ. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn chưa đủ để ngăn khoảng cách trong tiêm chủng ngày một rộng thêm.

Để thu hẹp khoảng cách này, các quốc gia có kiến ​​thức và phương tiện cần thiết nên tăng cường năng lực sản xuất của mình, để họ có thể đồng thời tiêm chủng cho người dân của mình và xuất khẩu nhiều vaccine hơn nữa, giống như EU đang làm.

Thông qua hợp tác với các nhà sản xuất vaccine, chúng tôi đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất vaccine của EU lên hơn 3 tỷ liều mỗi năm vào cuối năm 2021. Các đối tác công nghiệp châu Âu của chúng tôi đã cam kết cung cấp 1,3 tỷ liều vaccine trước cuối năm 2021 cho các quốc gia có thu nhập thấp ở mức giá phi lợi nhuận và cho các quốc gia có thu nhập trung bình với mức giá ưu đãi.

Họ cũng đã cam kết sẽ cung cấp thêm hơn 1,3 tỷ liều trong năm 2022 - phần nhiều trong số đó sẽ được phân phối thông qua cơ chế COVAX.

Tất cả các quốc gia cần phải tránh các biện pháp hạn chế gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng vaccine. Chúng ta cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kiến ​​thức và công nghệ, để nhiều quốc gia hơn có thể sản xuất vaccine.

Về phần mình, chúng tôi rất khuyến khích các nhà sản xuất châu Âu cũng làm như vậy, đặc biệt là ở châu Phi. Tôi đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh Paris về hỗ trợ tài chính cho châu Phi vào ngày 18/5, tại đây các nhà lãnh đạo của châu lục này nhấn mạnh rằng châu Phi nhập khẩu 99% vaccine. Điều này phải thay đổi.

Team Europe đang khởi động một sáng kiến ​​vì mục đích này (sáng kiến được hỗ trợ bởi khoản tài trợ 1 tỷ EUR từ ngân sách EU và các định chế tài chính phát triển của châu Âu) cùng với các đối tác châu Phi để tăng cường năng lực sản xuất vaccine, thuốc và các công nghệ y tế ở châu Phi.

Cấp phép tự nguyện là cách thức đặc quyền để đảm bảo cho việc chuyển giao công nghệ và kiến thức đó. Nếu cách này là chưa đủ, Hiệp định TRIPS hiện nay và Tuyên bố Doha năm 2001 cũng đã dự tính trước khả năng về việc cấp phép bắt buộc.

Tuy nhiên, theo một số quốc gia, những khả năng linh hoạt này quá khó và quá chậm để có thể áp dụng. Để tăng tốc độ chuyển giao công nghệ này, EU sẽ đưa ra một đề xuất mới trong khuôn khổ WTO vào đầu tháng 6.

Đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở chúng ta rằng y tế là một hàng hóa công cộng toàn cầu. Hành động chung về vaccine Covid-19 trên toàn cầu của chúng ta nhằm thu hẹp khoảng cách trong tiêm chủng phải là bước đầu tiên hướng tới sự hợp tác y tế toàn cầu thực sự, như đã được đề cập trong Tuyên bố Rome được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế toàn cầu gần đây.

'Tôi cắt liên lạc với bố vì ông không chịu tiêm vaccine'

Trong thế giới đầy hỗn loạn mà hàng trăm triệu người đang cầu xin vaccine, đất nước chúng tôi đang vứt bỏ hàng nghìn liều mỗi ngày bởi người Mỹ từ chối tiêm vaccine.

EU luôn là một dự án của tương lai

EU ra đời sau cuộc khủng hoảng Thế chiến II. Thật không may, năm nay là lần thứ hai chúng ta phải kỷ niệm “Ngày châu Âu” giữa một cuộc khủng hoảng khác: Covid-19.

Josep Borrell

Đồ họa: Hà My

Bạn có thể quan tâm