Bước sang tháng 12 thị, sức mua các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng cao, khiến thị trường hàng hóa Tết bắt đầu nhộn nhịp. Đây chính cơ hội lớn để tiệm tạp hóa truyền thống - vốn chiếm 75% thị phần bán lẻ - gia tăng doanh thu sau một năm nhiều biến động.
Sôi động thị trường kinh doanh Tết
Tết Tân Sửu, thị trường kinh doanh dự báo tích cực. Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, nhu cầu mua sắm tăng trung bình 3-20% tùy ngành hàng. Sở Công thương TP.HCM ước tính tuy là năm đại dịch, lượng hàng hóa chuẩn bị cho dịp năm mới vẫn tăng 4,4-17,3% so với kế hoạch, hàng hóa đa dạng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tạp hóa là một trong những kênh mua sắm chính của người dân trong mùa Tết. |
Trước bối cảnh dịch bệnh, người dân sẽ chi tiêu cẩn trọng nhưng vẫn mong muốn chuẩn bị cho một dịp lễ đầm ấm và tươm tất. Dù thương mại điện tử bùng nổ thời điểm cuối năm với sản phẩm chủ lực là các mặt hàng gia dụng và đồ công nghệ, cửa hàng tạp hóa truyền thống vẫn là điểm đến quen thuộc để sắm bánh mứt kẹo, đồ khô, rượu, bia, thuốc lá…
Tuy vậy, các tạp hóa truyền thống vẫn còn một số hạn chế của mô hình kinh doanh cũ trong các khâu như nhập hàng, quản trị hay xoay vòng vốn. Nhu cầu tăng cao đồng nghĩa với việc các chủ cửa hàng cần nâng cao chất lượng quản lý, tìm kiếm nguồn vốn bền vững, đồng thời duy trì đa dạng hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Chị Hạnh Linh - chủ sở hữu 2 cửa hàng tạp hóa tại Thanh Trì, Hà Nội - chia sẻ: “Nhu cầu mua sắm Tết tăng cao, đồng nghĩa với thêm hàng hóa cần nhập và chi phí cho nhân viên mùa vụ. Chủ cửa hàng cần nắm bắt cơ hội nhưng cũng phải chú trọng thật kỹ khâu quản lý thì mới mong thành công”.
Làm sao để kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm công sức vừa bắt nhịp xu hướng phát triển của công nghệ trong dịp Tết là điều khiến nhiều chủ tiệm tạp hóa trăn trở.
Số hoá để phá rào cản
Để bảo đảm giá cả, chất lượng cùng sự đa dạng sản phẩm, các cửa hàng cần giảm bớt những chi phí cho các kênh trung gian. Bên cạnh đó, việc quản trị hàng hóa đó cũng là một vấn đề khác cần giải quyết khéo léo. Những tồn tại của kênh bán lẻ truyền thống đặt ra nhu cầu cần đổi mới, để đáp ứng nhu cầu mua sắm lớn dịp Tết và tăng doanh thu.
Như “món quà Tết sớm” cho các chủ tạp hóa, ứng dụng dành riêng cho chủ cửa hàng VinShop ra mắt vào nửa cuối năm 2020, đã kết nối hàng chục nghìn tiệm tạp hóa với các nhà sản xuất. Được bảo chứng bởi Tập đoàn One Mount Group (thành viên Tập đoàn Vingroup), VinShop giải quyết 3 điểm yếu lớn của cửa hàng tạp hóa truyền thống là nguồn hàng, quản lý bán hàng và vốn.
VinShop trở thành công cụ đắc lực giúp các chủ tạp hóa làm giàu mùa Tết. |
Ứng dụng cho phép các chủ tạp hóa nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp và tối ưu chi phí. Với tính năng bán hàng mới ra mắt, VinShop giúp các chủ tạp hóa rảnh tay trong quản lý nguồn hàng Tết, các hóa đơn, ghi nợ... thông qua thao tác đơn giản trên điện thoại.
Cùng đó, VinShop còn liên kết với Techcombank cung cấp giải pháp hỗ trợ tài chính tốt cho các chủ tạp hóa. Mỗi cửa hàng tạp hóa cộng tác cùng VinShop có thể ứng vốn lên đến 70 triệu, miễn lãi tối đa 40 ngày với quy trình giải ngân không thể đơn giản hơn.
Để giúp các tiệm tạp hóa chuẩn bị tốt cho mùa Tết sôi động, VinShop giới thiệu nhiều ưu đãi hấp dẫn như hỗ trợ tân trang cửa hàng bắt mắt với gam màu đỏ truyền thống, tặng thêm đến 750.000 đồng cho chủ cửa hàng. Ngoài ra, ứng triển khai nhiều chính sách giảm giá trực tiếp trên hàng hóa nhập kho dịp lễ Tết, chiết khấu với người dùng mới, giúp các tiệm tạp hóa tiết kiệm ngân sách, tăng tính đa dạng sản phẩm, tăng cơ hội sinh lời.
Giải quyết 3 vấn đề lớn bằng một ứng dụng, VinShop kỳ vọng là người đồng hành không thể thiếu cho các chủ tạp hóa, nhất là trong các dịp cao điểm như mùa Tết Tính đến tháng 11, VinShop đã liên kết thành công với trên 40.000 tiệm tạp hóa tại Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Bình luận