Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cáp quang biển nhanh nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp ADC dài gần 10.000 km, tổng dung lượng ban đầu trên 160 Tbps tăng cường kết nối Việt Nam đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á.

Đây là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: NEC.

Tuyến cáp ADC (Asia Direct Cable) vừa hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm và chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 19/12. Đây sẽ là tuyến cáp biển dung lượng lớn nhất tại Việt Nam, gấp đôi tuyến cáp AAE-1, đồng thời san sẻ tải với một số tuyến cáp biển đang khai thác như TGN-IA, AAG hay APG.

ADC cũng là hệ thống cáp quang biển quốc tế có dung lượng truyền tải lớn, mới nhất được đưa vào khai thác tại Việt Nam sau 8 năm, kết nối khu vực Đông Á – Đông Nam Á với tổng chiều dài cáp ngầm gần 10.000 km.

ADC kết nối 7 trạm cập bờ tại các quốc gia dọc theo tuyến cáp gồm Nhật Bản, Hong Kong SAR, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam (tại Quy Nhơn, Bình Định).

Về thiết kế, tuyến cáp có cấu hình 8 cặp sợi (8FP) trên trục chính Singapore – Hong Kong – Nhật Bản. Đặc biệt, ADC được thiết kế kết nối trực tiếp đến các trung tâm dữ liệu lớn nhất châu Á gồm Singapore, Nhật Bản và Hong Kong.

ADC sử dụng công nghệ ghép bước sóng mật độ cao, dung lượng thiết kế ban đầu trên 160 Tbps. Viettel sở hữu một cặp sợi trên trục chính với dung lượng tối thiểu 20 Tbps, toàn bộ nhánh cáp biển và trạm cập bờ tại Việt Nam.

Tuyen cap ADC,  cap quang bien ADC,  cap quang Viettel,  cap quang bien anh 1

Sơ đồ các điểm cập bờ của tuyến cáp ADC. Ảnh: NEC.

Tuyến cáp có 9 nhà đầu tư gồm Viettel, Softbank, China Telecom Global, China Telecom Corporation, China Unicom, Singtel, TATA Communications, National Telecom và PLDT, bên cạnh nhà thầu NEC. Dự án được nghiệm thu ngày 8/11 và chính thức vận hành từ 19/12.

Đại diện Viettel cho biết ADC bổ sung dung lượng lớn tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế. Điều này nhằm đáp ứng các dịch vụ yêu cầu băng thông lớn, tốc độ cao như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), AR/VR, đồng thời tăng tính dự phòng, an toàn, bền vững cho hạ tầng Internet của Viettel nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bên cạnh ADC, Viettel cũng cho biết đang phối hợp các nhà mạng lớn trong khu vực đầu tư dự án cáp quang biển ALC (Asia Link Cable), kết nối các hub lớn trong khu vực châu Á.

Hồi tháng 4, Viettel cũng công bố dự án cáp biển VTS (Vietnam - Singapore Cable System) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore với băng thông, công nghệ tiên tiến nhất.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Vì sao Meta muốn 'rải' cáp quang khắp thế giới?

Meta đang lên kế hoạch lắp đặt tuyến cáp quang dưới biển mới để phục vụ lượng người dùng đông đảo, cũng như tránh bị phụ thuộc vào các công ty viễn thông.

Việt Nam sẽ có thêm 10 tuyến cáp quang biển mới

Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển mới.

Tuyến cáp quang biển mới nối thẳng Việt Nam - Singapore

Tuyến cáp quang VTS (Vietnam - Singapore Cable System) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore, dự kiến được khai thác từ 2027.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm