Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuvalu cự tuyệt đề nghị xây đảo nhân tạo của TQ, ủng hộ Đài Loan

Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu cho biết nước này đã từ chối đề nghị xây đảo nhân tạo của các công ty Trung Quốc để giúp đối phó mực nước biển dâng cao.

Đề nghị của Trung Quốc được cho là nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Đài Loan trong khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu Simon Kofe bày tỏ lập trường ủng hộ Đài Loan và cho biết Tuvalu đang hợp tác để thành lập nhóm đoàn kết bốn đồng minh còn lại của Đài Loan ở Thái Bình Dương.

"Quan hệ ngoại giao của Tuvalu và Đài Loan là mạnh nhất", ông Kofe nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại Đài Bắc.

"Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của việc hợp sức và hợp tác", ông nói thêm, đề cập đến Quần đảo Marshall, Palau và Nauru cũng như Tuvalu.

"Cùng với các đối tác của chúng tôi, chúng tôi sẽ có thể chống lại ảnh hưởng từ Trung Quốc đại lục", ông bày tỏ.

Trung Quoc xay dao nhan tao o Tuvalu anh 1
Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu Simon Kofe trả lời phỏng vấn Reuters tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 21/11. 

Tuvalu bày tỏ ủng hộ Đài Loan chỉ hai tháng sau khi các quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati và Quần đảo Solomon chuyển sự công nhận ngoại giao của họ sang Bắc Kinh.

Ông Kofe nói với Reuters rằng các công ty Trung Quốc gần đây đã tiếp cận cộng đồng địa phương để giúp hỗ trợ kế hoạch xây dựng các đảo nhân tạo trị giá 400 triệu USD của chính phủ. Ông tin rằng các công ty này được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

"Chúng tôi nói không. Chúng tôi nghe nói nhiều về nợ nần, Trung Quốc mua đảo của chúng tôi và xem xét việc thiết lập các căn cứ quân sự ở khu vực này. Đó là những điều khiến chúng tôi lo ngại.

Chúng tôi hy vọng đây sẽ là bài học cho các quốc gia khác hãy cẩn thận và ý thức về những tác động tiêu cực đó. Nó không tốt cho các nước láng giềng anh em của chúng tôi", ông nói.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chiến dịch chia rẽ các đồng minh của đảo tự trị Đài Loan mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ của mình và do đó không đủ điều kiện cho các mối quan hệ cấp nhà nước.

Các động thái của Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương đã báo động Mỹ và các đồng minh, bao gồm Nhật Bản, Australia và New Zealand. Nhóm này đã thống trị vùng biển chiến lược của các quốc gia đang phát triển nhỏ kể từ Thế chiến II và đang đẩy lùi các động thái của Bắc Kinh.

Thủ tướng Malaita của Solomon nói với Reuters hôm 20/11 rằng Mỹ và các đồng minh khu vực đã cam kết phát triển một cảng nước sâu và sẽ được mời tuần tra lãnh thổ của họ, tạo ra đầu cầu chống lại đầu tư gia tăng của Trung Quốc.

Niềm tin của người Philippines với Trung Quốc rơi xuống mức 'tệ hại'

Thăm dò mới cho thấy niềm tin của người Philippines với Trung Quốc giảm từ mức "kém" (poor) xuống mức "tệ hại" (bad), với "điểm tin tưởng" là -33 vào tháng 9.

Philippines lo ngại Trung Quốc có thể ngắt lưới điện quốc gia

Các nhà lập pháp Philippines lo ngại khả năng cả nước chìm trong bóng tối nếu các kỹ sư Trung Quốc ngắt lưới điện quốc gia thông qua hệ thống vận hành từ xa ở Nam Kinh.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm