Thương hiệu tương ớt truyền thống Spico ghi dấu ấn trên thị trường với hương vị đặc biệt. Nguyên liệu ớt Thanh Hóa được Spico chọn lọc kỹ tại vùng trồng và chiếm đến 50-70% thành phần sản phẩm.
Sự phát triển của thương hiệu này còn đến từ lời mời tham gia “Sendo cảm hứng Việt Nam” - chương trình hỗ trợ tăng doanh thu miễn phí dành cho các doanh nghiệp Việt vì cộng đồng của Sendo. Hoạt động hợp tác này đánh dấu bước chuyển mình của Spico và là cơ hội để thương hiệu này tăng doanh thu trong thời dịch.
Anh Lê Minh Cương - Giám đốc và nhà sáng lập công ty - lý giải thành công của thương hiệu đến từ chiến lược “đi chậm mà chắc”. 5 năm trước, anh Cương rời TP.HCM về quê với giấc mơ kinh doanh nông sản địa phương. Ở Thanh Hóa quê anh, nhiều người bỏ ruộng lên thành phố mưu sinh vì thu nhập bấp bênh bởi cảnh được mùa mất giá.
Chứng kiến bà con quê mình phải phá bỏ ruộng ớt vì thương lái nước ngoài ngừng thu mua, giá ớt giảm mạnh về 3.000 đồng/kg dù chính vụ có lúc bán cả trăm nghìn đồng mỗi kg, anh Cương quyết tâm tìm phương pháp gia tăng giá trị nông sản quê nhà. Và Spico ra đời.
Anh Lê Minh Cương, chủ doanh nghiệp tương ớt truyền thống Spico. Ảnh: NVCC. |
Đúng với phương châm đặt ra, Spico dành nhiều sự quan tâm đến kiểm soát chất lượng. "Có lô ớt chín non, lô lại chín quá hay tuỳ từng thời điểm thu hoạch khác nhau, hương vị có chút khác biệt. Việc này đòi hỏi tôi đầu tư vào máy móc kiểm soát chất lượng", anh Cương cho biết. Thay vì thuê nhiều nhân công, anh Cương gần như tự làm mọi khâu để đảm bảo đầu ra chất lượng nhất cho người tiêu dùng.
Mỗi năm, công ty cung cấp hơn 20.000 chai tương ớt, tương cà cho thị trường ở 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện nay, công ty cung cấp 6 sản phẩm tương phù hợp khẩu vị riêng theo vùng miền, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao.
Sản phẩm non trẻ khó cạnh tranh với các tên tuổi truyền thống khi tiếp cận qua đại lý offline, nên Spico đẩy mạnh kênh bán trực tuyến. 70% doanh thu của mô hình kinh doanh này đang đến từ kênh online.
Nói về mối lương duyên hợp tác trên TMĐT với Sendo, anh Cương cho biết: “Lần đầu tôi làm việc với một sàn TMĐT chuyên nghiệp đến vậy. Sendo hỗ trợ hàng Việt Nam rất tích cực, nhất là nông sản thành phẩm như Spico. Đặc biệt là hoạt động truyền thông của Sendo cho Spico vượt ngoài kỳ vọng của tôi”.
Sau hơn một năm vận hành, năm 2020, doanh thu của Spico đạt 1,2 tỷ đồng, tỷ suất sinh lời ở mức 10-15%. Dù biết đây là mức lợi nhuận tương đối thấp, nhưng anh Cương tin rằng công ty đang đi đúng hướng.
Bên trong cơ sở sản xuất Spico. Ảnh: NVCC. |
"Nhiều người có thể chê tôi không dám làm lớn, nhưng tôi thấy mình đang tối ưu hóa chi phí. Doanh nghiệp phải vượt qua được 5-10 năm đầu mới có thể coi là bền vững và Spico đang chọn cách đi chậm để sinh tồn”, anh Cương nói.
"Làm sản phẩm truyền thống với mục tiêu bền vững, tôi chấp nhận đi chậm nhưng chắc. Tôi không xây doanh nghiệp hào nhoáng để bán đi mà muốn đi lâu dài với người nông dân", anh Cương cho biết thêm. Sản phẩm truyền thống nếu làm tốt có thể sống qua nhiều thế hệ, và anh hy vọng Spico sẽ có sức sống này.
Thời gian tới, thương hiệu Việt mang tham vọng chinh phục thị trường thế giới, xuất khẩu các sản phẩm gia vị mang đặc trưng của người Việt ra quốc tế. Trên hành trình đó, Spico hiện có sự đồng hành của Sendo.
Sản phẩm tương ớt Spico hiện bán trong sự kiện “Sendo siêu hội hàng Việt 11/11” trên sàn TMĐT Sendo tại đây.
Sự kiện quy tụ hàng trăm sản phẩm chất lượng đến từ các nhà sản xuất Việt Nam cùng loạt ưu đãi, miễn phí vận chuyển cho người tiêu dùng.
Bình luận