Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kế hoạch mới của Microsoft sau thương vụ 75 tỷ USD

Người dùng có thể trả tiền hàng tháng để thuê phiên bản mới của "Call of Duty" thay vì chỉ mua đứt như trước.

Bìa game "Call of Duty: Modern Warfare (2019)" trên Xbox. Ảnh: Bloomberg.

Theo nguồn tin của WSJ, Microsoft có kế hoạch đưa phiên bản mới của game bắn súng Call of Duty vào gói dịch vụ Game Pass bên cạnh tùy chọn bán lẻ truyền thống.

Đây được xem là thay đổi lớn nhất trong mảng kinh doanh game của Microsoft từ khi mua lại Activision Blizzard với giá 75 tỷ USD. Trò chơi dự kiến được công bố tại sự kiện Xbox trong tháng 6. Tất nhiên, người dùng vẫn có thể mua đứt game để chơi trên console hoặc máy tính.

Call of Duty là một trong những thương hiệu giải trí thành công nhất lịch sử, tạo ra doanh thu hơn 30 tỷ USD suốt vòng đời. Tựa game được Activision làm mới mỗi năm, doanh số trung bình 25 triệu bản với giá 70 USD.

Trước khi về tay Microsoft năm ngoái, Activision đã chấp nhận khả năng đưa dòng game ăn khách Call of Duty vào mô hình phân phối dịch vụ. Có giá từ 10-17 USD/tháng, Microsoft Game Pass cho phép người dùng truy cập hàng trăm trò chơi trên Xbox, máy tính Windows và kể cả stream từ đám mây.

Với kế hoạch của Microsoft, người dùng có thể trả khoản phí nhỏ mỗi tháng để chơi Call of Duty phiên bản mới, thay vì chi một lần để sở hữu hoàn toàn. Đổi lại, công ty đặt kỳ vọng thu hút nhiều người đăng ký Game Pass lâu dài.

Tháng 9/2023, Microsoft phát hành game khoa học viễn tưởng Starfield trên Game Pass. Điều này giúp công ty thu hút lượng người đăng ký dịch vụ trong ngày cao kỷ lục.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Circana, từ khi ra mắt năm 2003, Call of Duty liên tục là game bán chạy nhất từ năm 2009-2022, trước khi bị Hogwarts Legacy soán ngôi vào 2023.

Theo WSJ, đây từng là rào cản trong thương vụ Microsoft thâu tóm Activision Blizzard, khi cơ quan quản lý lo ngại thương hiệu có thể giúp Microsoft cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường chơi game đám mây.

Trước khi rời Activision, CEO Bobby Kotick tuyên bố mô hình "thuê" game có thể tác động tiêu cực đến game thủ và cả ngành công nghiệp.

Các lãnh đạo khác trong ngành cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Strauss Zelnick, CEO Take-Two Interactive Software, cho rằng mô hình dịch vụ không phù hợp với các game mới, quy mô lớn.

Call of Duty Game Pass anh 1

Máy chơi game Xbox One. Ảnh: Bloomberg.

Game Pass được ra mắt vào 2017. Đầu năm nay, Microsoft cho biết dịch vụ này có 34 triệu người đăng ký, tăng mạnh so với mức 25 triệu vào 2022.

Viết trên mạng xã hội X vào tháng 10/2023, Activision cho biết sự chậm trễ trong việc kết thúc thương vụ khiến Microsoft mất khả năng phát hành Call of Duty: Modern Warfare III trên Game Pass. Năm nay, công ty vẫn chưa tiết lộ tên phần mới của Call of Duty.

Do nhiều game mới thường hưởng lợi nhờ giá bán lẻ cao, một số nhà phân tích nhận định mô hình dịch vụ có nguy cơ tác động lớn đến doanh thu trò chơi.

"Chúng tôi tin rằng việc chuyển đổi sang mô hình đăng ký trong ngành sẽ tác động tiêu cực đến giá trị tạo ra cho công ty phân phối", nhà phân tích Doug Creutz của TD Cowen cho biết.

Dù vậy, dưới áp lực cạnh tranh từ đối thủ, Microsoft có lý do cung cấp những game mới, ăn khách vào gói dịch vụ.

Theo nhà phân tích Michael Pachter của Wedbush Securities, việc bổ sung Call of Duty bản mới vào Game Pass cho thấy Microsoft tiếp tục tin tưởng vào mô hình phân phối game dưới dạng dịch vụ.

Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.

Tựa game đắt đỏ nhất lịch sử lộ ngày ra mắt

Nhà phát hành Take-Two Interactive công bố thời gian ra mắt GTA VI, hậu bản mới nhất trong dòng game Grand Theft Auto (GTA) nổi tiếng vào mùa thu năm 2025.

Tròn 10 năm cú bắt tay 'thảm họa' của Nokia và Microsoft

Thương vụ kết hợp của Microsoft và Nokia là minh chứng cho thấy phần cứng tốt cũng vô dụng trước khả năng quản trị nhân sự tồi và phần mềm thảm họa.

Microsoft thành công vì 'sợ' Google

Một email nội bộ với sự có mặt của CEO Microsoft Satya Nadella đã hé lộ lý do thật sự khiến Microsoft quyết định đầu tư vào OpenAI, nhờ đó đi đầu trong cuộc đua AI.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm