Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tư lệnh Thái Lan cảnh báo dân không tham gia biểu tình

Hôm 25/5, Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha khuyến cáo người dân không tuần hành phản đối đảo chính sau khi cảnh sát đụng độ người biểu tình ngày 24/5.

Trước đó, sáng 24-5, nhóm này đã tụ tập trước tổ hợp chiếu bóng Major Ratchayothin ở Bangkok, cầm các tấm biển nhỏ với các biểu ngữ phản đối đảo chính và tướng Prayuth Chan-ocha, lãnh đạo cuộc đảo chính hôm 22/5. Ảnh: Bangkok Post.
Sáng 24/5, khoảng 200 người biểu tình phản đối cuộc đảo chính đã tụ tập trước tổ hợp chiếu bóng Major Ratchayothin tại thủ đô Bangkok. Họ giơ cao biểu ngữ phản đối đảo chính và tướng Prayuth Chan-ocha. Ảnh: Bangkok Post.
Họ lên kế hoạch tham gia cùng một nhóm biểu tình khác tại Tượng đài Chiến thắng lúc 17 giờ (giờ địa phương. Tuy nhiên, họ đã chạm trán với
Họ lên kế hoạch tham gia cùng một nhóm biểu tình khác tại Tượng đài Chiến thắng lúc 17h. Tuy nhiên, họ đã chạm trán với lực lượng cảnh sát chống bạo động tại giao lộ Saphan Khwai. Ảnh: AP.
Căng thẳng dâng cao khi người biểu tình tranh cãi với lực lượng cảnh sát.  “Các anh yêu cầu chúng tôi quay trở về nhà nhưng các anh thì thế nào?” – một người biểu tình nói qua loa phóng thanh. Ảnh: AP.
Căng thẳng dâng cao khi người biểu tình tranh cãi với lực lượng cảnh sát. “Các anh yêu cầu chúng tôi quay trở về nhà nhưng các anh thì thế nào?” – một người biểu tình nói qua loa phóng thanh. Ảnh: AP.
Trong ngày hôm nay, quân đội triệu tập tổng biên tập của 18 tờ báo tiếng Thái và tiếng Anh hàng đầu ở Thái Lan tới Câu lạc bộ Quân đội ở Bangkok để nghe chỉ thị về phương pháp đưa tin.  Ngoài ra, quân đội còn ra lệnh cho hàng chục nhà hoạt động, học giả và phóng viên có tiếng nói tới trình diện nhằm vô hiệu hóa những lời phê bình và nguy cơ bị dư luận phản đối về cuộc đảo chính.
Hôm 25/5, quân đội triệu tập các nhà phê bình, nhà báo của 18 tờ báo tiếng Thái và tiếng Anh hàng đầu ở Thái Lan tới Câu lạc bộ Quân đội ở Bangkok để nghe chỉ thị về phương pháp đưa tin. Ngoài ra, quân đội còn ra lệnh cho hàng chục nhà hoạt động, học giả và phóng viên có tiếng nói tới trình diện. Ảnh: AP.
Cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và nhiều chính trị gia cũng đang bị giam giữ.  Quân đội sẽ giam những nhân vật này trong một tuần để cho họ “thời gian suy nghĩ” và giữ ổn định tình hình đất nước. Ảnh:
Cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và nhiều chính trị gia cũng đang bị giam giữ. Quân đội sẽ giam những nhân vật này trong một tuần để cho họ “thời gian suy nghĩ” và giữ ổn định tình hình đất nước. Theo các tổ chức nhân quyền, hơn 150 người đang bị quân đội Thái Lan biệt giam. Đại tá Weerachon Sukondhapatipak, người phát ngôn khác của quân đội, cho biết động thái này nhằm giúp các bên đạt được một thỏa hiệp chính trị. Ảnh: Bangkok Post.
Brad Adams, giám đốc phục trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết: “Giới chức quân sự đẩy tình hình Thái Lan vào thảm kịch của tự do. Quân đội đang sử dụng những luật lệ hà khắc để bắt giam các chính trị gia, các nhà hoạt động hoặc nhà báo đồng thời kiểm soát thông tin và cấm biểu tình. Việc đàn áp này cần chấm dứt ngay lập tức”. Ảnh: BangkokPost.
Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết: “Giới chức quân sự đẩy tình hình Thái Lan vào thảm kịch của tự do. Quân đội đang sử dụng những luật lệ hà khắc để bắt giam các chính trị gia, nhà hoạt động hoặc nhà báo đồng thời kiểm soát thông tin và cấm biểu tình. Việc đàn áp này cần chấm dứt ngay lập tức”. Ảnh: Bangkok Post.

Hồng Duy - Hải Anh

Bạn có thể quan tâm