"Những gì tôi dự định làm có lẽ là thỏa thuận với ExxonMobil hoặc một trong các công ty dầu khí tuyệt vời của chúng tôi để họ đến đó và làm điều đúng đắn, làm lan tỏa sự giàu có", ông Trump nói, theo Reuters.
Exxon Mobil và Chevron, hai công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ hoạt động ở Trung Đông, từ chối bình luận về đề nghị của ông Trump.
"Luật pháp quốc tế rõ ràng là chống lại những kiểu khai thác như vậy", Laurie Blank, giáo sư trường Luật Emory (thuộc Đại học Emory ở Atlanta, Georgia) kiêm Giám đốc Trung tâm Luật So sánh Quốc tế của trường, nói.
"Đây không chỉ dừng lại là động thái pháp lý đáng ngờ, nó gửi đi thông điệp tới toàn bộ khu vực và thế giới rằng Mỹ muốn đánh cắp dầu", Bruce Riedel, cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và hiện là thành viên cao cấp của Viện Brookings, nhận định.
Tổng thống Trump bị tố "ăn cắp dầu" vì đề nghị công ty dầu khí hoạt động ở Syria. Ảnh: Reuters. |
Đề xuất mới của ông Trump bị giới chuyên môn cho là trái đạo đức và bất hợp pháp. Các công ty Mỹ sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức để hoạt động tại Syria.
Syria sản xuất khoảng 380.000 thùng dầu/ngày trước khi cuộc nội chiến ở nước này nổ ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2016 ước tính rằng sản lượng này đã giảm xuống chỉ còn 40.000 thùng/ngày.
"Mỹ nên quan tâm đến số phận của các mỏ dầu Syria", Alex Cranberg, Chủ tịch công ty năng lượng Aspect Holdings, có ý kiến trái ngược các chuyên gia bên trên. Aspect Holdings từ thăm dò dầu tại Iraq nhưng không còn dự án nào đang tiến hành trong khu vực.
"Bản thân dầu không phải là vấn đề quan trọng đối với Mỹ, nhưng việc sử dụng sai nó có thể gây ra những vấn đề trong tương lai cho Washington nếu nó rơi vào tay kẻ xấu", ông Cranberg nói.
Công ty của ông chưa được Nhà Trắng đề cập đến.
Theo ông, việc Mỹ kiểm soát việc bố trí các mỏ dầu và tiền tệ sẽ gây ra ảnh hưởng đáng kể đến việc định hình tương lai của Syria.
Robert O hèBrien, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết quân đội Mỹ sẽ hiện diện để bảo vệ các mỏ dầu của Syria.