Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TT Macron bị chỉ trích vì muốn tưởng niệm cựu đồng minh phát xít

Tổng thống Pháp cho rằng việc tưởng niệm ông Pétain, cựu thống chế trong Thế chiến I, là "hoàn toàn hợp pháp", nhưng nhiều người cho rằng ông Pétain là một kẻ phản quốc.

Kế hoạch tưởng niệm cựu Thống chế Philippe Pétain, anh hùng dân tộc, người dẫn dắt nước Pháp giành chiến thắng trong Thế chiến I nhưng lại là đồng minh của Đức quốc xã trong Thế chiến II, vấp phải sự phản đối kịch liệt từ dư luận. Ông dự định vinh danh cựu Thủ tướng Pétain cùng 7 thống chế đã chỉ đạo chiến dịch quân sự của Pháp trong Thế chiến I.

"Tôi cho rằng việc chúng ta bày tỏ lòng kính trọng với các cựu thống chế đã dẫn dắt quân đội chúng ta giành chiến thắng là hoàn toàn hợp pháp", Tổng thống Macron phát biểu tại thị trấn Charleville-Mezieres, nơi từng nằm giữa chiến tuyến giữa Pháp và Đức.

"Thống chế Pétain là một binh sĩ xuất sắc trong Thế chiến thứ nhất", ông Macron nói. Theo Guardian, đề xuất của ông đã khiến cộng đồng Do Thái, các đảng đối lập và cư dân mạng giận dữ.

Tong thong Phap Emmanuel Macron anh 1
Cựu Thống chế Philippe Pétain là anh hùng dân tộc, người dẫn dắt nước Pháp giành chiến thắng trong Thế chiến thứ nhất nhưng lại là đồng minh của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ 2. Ảnh: Reuters.

Nổi tiếng với danh xưng "người lính của những người lính", ông Pétain được thăng đến chức tổng tư lệnh quân đội Pháp vào giữa năm 1917, hơn một năm trước khi Thế chiến I chính thức kết thúc vào ngày 11/11/1918. Sau chiến thắng tại Verdun, ông đã xây dựng lại hình ảnh quân đội Pháp sau hàng loạt cuộc nổi dậy và nhiều xung đột. 

Cuộc chiến tại Verdun đã giết chết hơn 300.000 người Pháp và binh lính Đức trong vòng 10 tháng, đây là cuộc chiến dài nhất trong Thế chiến thứ nhất. Ông Pétain nhanh chóng trở thành anh hùng dân tộc, nhiều con đường và thành phố trên khắp nước Pháp được đặt theo tên của ông. 

Hai thập kỷ sau, khi Pháp chuẩn bị đầu hàng quân Đức trong Thế chiến II, ông Pétain được bổ nhiệm vào ghế thủ tướng. Chính quyền của ông đặt trụ sở ở khu vực Vichy và đã hợp tác với quân phát xít trong việc trục xuất và thủ tiêu người Do Thái.

Tong thong Phap Emmanuel Macron anh 2
Mộ của liệt sĩ Pháp tại nghĩa trang Douaumont, gần Verdun. Ảnh: Reuters.

Sau cuộc chiến, ông Pétain bị kết án tử hình vì tội phản quốc, dù sau đó cựu Tổng thống Charles de Gaulle, người từ lâu đã ngưỡng mộ ông Pétain, giảm án phạt xuống tù chung thân. Cựu thống chế mất trong tù vào năm 1951, thọ 95 tuổi. 

"Thật sốc khi Pháp có thể tưởng niệm một người bị coi là không xứng đáng là người Pháp", ông Francis Kalifat, chủ tịch tổ chức Crif đại diện cho hơn 400.000 người Do Thái ở Pháp, nói. 

Ông Jean-Luc Melenchon, người đứng đầu đảng đối lập cực tả Nước Pháp Không khuất phục, viết trên Twitter: "Thống chế Joffre là người chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài từ 1914-1918. Còn ông Pétain là kẻ phản quốc và là một người bài Do Thái. Tội ác và sự phản bội của ông ta không thể bị xóa sạch trong lịch sử. Lần này ông Macron đã đi quá xa". 

Merkel rút lui, châu Âu đối mặt thách thức lớn nhất kể từ 1930

Với việc bà Angela Merkel tuyên bố rút lui khỏi vị trí chủ tịch đảng CDU và không tái tranh cử vào năm 2021, EU đối mặt với thách thức lớn nhất trong hàng chục năm qua.

Tỷ lệ ủng hộ Macron ở mức thấp kỷ lục

Tỷ lệ ủng hộ sụt giảm nghiêm trọng phản ánh cuộc chiến cam go của nhà lãnh đạo trẻ với hàng loạt diễn biến bất lợi trong và ngoài nước Pháp.

Chi Mai

Bạn có thể quan tâm