Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TS. Alan Phan: 'Thoát Trung' hay 'Thoát Ta'

“Thoát Trung” có thể là một đề tài thời thượng, nhưng “Thoát Ta" mới là một nhu cầu cấp bách để đưa Việt Nam vào thế kỷ 21, TS. Alan Phan nhấn mạnh.

Theo thống kê nhập siêu của Việt Nam: trong 2012, chúng ta xuất qua Trung Quốc 19 tỷ USD và phải nhập khẩu đến gần 40 tỷ USD từ Trung Quốc.

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc lên tới 50,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 13,3 tỷ USD, và phải nhập khẩu 36,9 tỷ USD từ thị trường này.

TS Alan Phan.
TS Alan Phan.

TS. Alan Phan nhìn nhận, hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, ngay cả trong những sản phẩm mà chúng ta có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng như nông sản, thực phẩm…Trong khi đó, chúng ta xuất khẩu phần lớn các khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên qua Trung Quốc để họ chế biến sơ xài rồi tái bán ra những thành phẩm với giá cao gấp vài lần. 

Nhiều ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam quá phụ thuộc vào nguyên liệu, máy móc và công nghệ cũ của Trung Quốc, nhất là ngành dệt may, giầy dép, đồ gia dụng…Ngay cả trong lĩnh vực dịch vụ như du lịch, giải trí (phim ảnh, TV..), games…Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường. 

Và, con số nhập siêu 23,6 tỷ USD từ Trung Quốc năm 2013, TS. Alan Phan cho rằng, nếu tính ra chủ nhân thực sự của những nhà đầu tư và doanh nhân mà Trung Quốc mượn làm vỏ bọc, Trung Quốc mới là nhà đầu tư số một tại Việt Nam. Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có thể lớn hơn nữa nếu thống kê bao gồm những điểm trung gian tiếp cận hàng hóa.

TS. Alan Phan cũng chỉ ra rằng, thay vì bàn luận tìm cách “Thoát Trung” thì việc làm quan trọng hơn là phải tìm cách “Thoát Ta”, từ những tồn tại đó mới có thể phát triển và tránh lệ thuộc Trung Quốc.

Một số giải pháp để “Thoát Ta” ông Alan Phan đề xuất gồm: Hành động bên cạnh những tuyên bố; Mở rộng cửa đón nhận nhà đầu tư và đối tác khắp thế giới để giảm sự chi phối của Trung Quốc trong nền kinh tế; Cởi trói cho khu vực tư nhân để doanh nhân Việt Nam tự do tìm định hướng mới cho nền kinh tế với bản sắc Việt; Giảm gánh nặng hành chính, thuế, nợ vay nước ngoài…bằng cách giảm sự cồng kềnh của bộ máy hành chính; Nâng cao dân trí bằng sự minh bạch và đem kiến thức toàn cầu đến người dân.

 

'Thoát Trung Quốc' nhưng cũng cần cẩn trọng

Chương trình “thoát Trung” đang được rục rịch bàn thảo và chuẩn bị, nhưng nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.

http://seatimes.com.vn/ts-alan-phan-thoat-trung-hay-thoat-ta-0192335.html

Theo Bảo Nhi/ Thời Báo Đông Nam Á

Bạn có thể quan tâm