Nhóm nghiên cứu sảy thai tại Ireland đã nhận ra sức mạnh tiềm tàng của các siêu anh hùng và cách kể chuyện nhẹ nhàng, pha chút hài hước về một chủ đề có phần u buồn.
Tập sách dài 24 trang Why My Baby Died là một câu chuyện bằng hình ảnh, chia sẻ về việc các bậc cha mẹ thường không tham gia vào quá trình đánh giá của bệnh viện phụ sản về những trường hợp tử vong trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Do đó, họ thiếu kinh nghiệm và phải vật lộn để tìm câu trả lời nếu rơi vào trường hợp này.
Why My Baby Died là một cách tiếp cận nhẹ nhàng về câu chuyện buồn của các gia đình mất đi em nhỏ. Ảnh: Irish Times. |
Marita Hennessy, thành viên của nhóm nghiên cứu trên tại Đại học Cork, Ireland cho biết: “Chúng tôi làm tập sách này như một cuốn truyện tranh và coi đây là một phần của đồ họa y học”.
Lấp khoảng trống về kết nối trong ngành y
Đồ họa y học là sự kết hợp truyện tranh và các nội dung chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ xứ Wales, Ian Williams, là người đặt ra thuật ngữ này khi ông thành lập trang web Graphicmedicine.org vào năm 2007, định nghĩa đồ họa y học là “sự giao thoa giữa truyện tranh và giải pháp chăm sóc sức khỏe”.
Trang web đã quy tụ nhiều chuyên gia và những người quan tâm đến giá trị của truyện tranh trong y học. Ảnh: Bookshop. |
Một năm sau khi ra mắt Why My Baby Died, nhóm nghiên cứu của Hennessy cũng hiểu thêm về hiệu quả của truyện tranh, một kênh giao tiếp tương đối mới lạ, với đối tượng độc giả mục tiêu của họ.
Hennessy bày tỏ: “Chúng tôi nhận ra mình cần kết nối theo những cách khác nhau để thực sự thu hút những người mà chúng tôi muốn gắn kết”. Cuốn Why My Baby Died không chỉ được phân phối cho các nhà hoạch định chính sách có liên quan mà còn được sử dụng trong hoạt động đào tạo về tang chế đối với dịch vụ thai sản. Ngoài ra, cuốn sách cũng được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật The Glucksman thuộc Đại học Cork và có thể xem trực tuyến trên trang web trường học.
Một trong những người tiên phong trong lĩnh vực đồ họa, MK Czerwiec, m yếu tố gây cản trở với thuật ngữ truyện tranh đó là định kiến ban đầu. Truyện tranh thường được mọi người giới hạn ở sự hài hước, với các nhân vật siêu anh hùng và dành cho trẻ vị thành niên. Nhưng những yếu tố đó không phải là định nghĩa hoàn toàn của truyện tranh. Thay vào đó, truyện tranh giống như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác và có thể chứa đựng nhiều thứ”.
Bà bắt đầu cảm nhận được sức mạnh của truyện tranh giữa những ca làm việc mệt mỏi trên cương vị y tá tại một phòng khám HIV/Aids vào những năm 1990. Tuyệt vọng khi phải đối mặt với cái chết của một bệnh nhân vào đêm hôm trước, bà đã vẽ nguệch ngoạc một số bức ảnh và viết dòng chữ “Tôi cảm thấy đau khổ”. Qua quá trình đó, bà cảm thấy được giải toả và thấy rằng truyện tranh, với sự kết hợp giữa hình ảnh và văn bản, thực sự có hiệu quả.
Suy nghĩ của MK Czerwiec về vai trò của truyện tranh sau đó được mở rộng hơn khi bà xem được cuốn tiểu thuyết đồ họa Mom’s Cancer của Brian Fies. Tác phẩm này giúp bà nhận ra rằng những khung hình “khi được chính tay một bệnh nhân, người đang trải qua bệnh tật và nhận được sự chăm sóc, viết nên có thể mở ra những trải nghiệm sống động, đồng thời, có giá trị truyền tải kiến thức tốt hơn”.
Việc tìm kiếm các tác phẩm tương tự đã đưa bà đến trang web đồ họa y học của Williams và sau đó gặp được ông và những người có cùng chí hướng.
Lan tỏa xu hướng kể câu chuyện y học
Ông Williams chia sẻ: “Việc thiết lập trang web đã thay đổi cuộc đời tôi. Mọi người bắt đầu liên hệ với tôi từ khắp nơi trên thế giới và nói rằng họ cũng quan tâm đến truyện tranh và chăm sóc sức khỏe”.
Về quá trình sáng tạo đồ họa y học, ông đã bắt đầu làm truyện tranh về những trải nghiệm của mình khi làm bác sĩ. Cuốn tiểu thuyết đồ họa đầu tiên của ông, The Bad Doctor, đã mở ra khoảng thời gian hai năm viết truyện tranh Sick Notes hàng tuần cho tờ báo The Guardian.
“Tôi quan tâm đến những vấn đề chưa được nhắc đến, như những mặt xấu của ngành y hay những hành vi chưa đẹp của nhân viên y tế, v.v. Tuy nhiên, tôi cũng cố gắng thể hiện điều đó một cách hài hước hoặc ít nhất là có tính châm biếm”, Williams cho hay.
Ông cũng nói rằng đã học được rất nhiều điều từ việc đọc tiểu thuyết đồ họa từ chính những người nghệ sĩ bệnh tật. “Chúng chứa đầy thông tin mà người ta sẽ không bao giờ tìm thấy trong sách giáo khoa. Tôi nghĩ những tác phẩm đó cũng có thể tác động đến cách công chúng nhìn nhận căn bệnh”.
Cuốn sách giúp nhiều người hiểu thêm về vai trò của truyện tranh và tiểu thuyết đồ hoạ trong việc kể câu chuyện sức khoẻ. Ảnh: Amazon. |
Đối với Jane Burns, một thủ thư người Mỹ, chính việc chẩn đoán ung thư của bà cách đây gần một thập kỷ đã đưa Burns đến với ngành đồ họa. Con trai của bà, Peter, đã phải vật lộn để tìm hiểu thông tin về căn bệnh của mẹ.
Và để giúp con, bà luôn khuyến khích chúng đọc truyện. Truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa đã trở thành mối quan tâm chung mạnh mẽ giữa hai mẹ con. Dù Burns bị ung thư tử cung và người phụ nữ trong cuốn Mom’s Cancer bị ung thư não giai đoạn cuối, cuốn sách vẫn cung cấp nhiều vốn từ vựng chuyên ngành và cách cuốn sách kể chuyện giúp hai mẹ con có thể kết nối và chia sẻ những mối quan tâm.
Burns nói: “Trong quá trình điều trị, hai mẹ con cũng tìm thêm nhiều thêm tiểu thuyết đồ họa liên quan đến sức khỏe và giá trị tinh thần, trong đó có cuốn The Graphic Medicine Manifesto, tác phẩm của của 6 nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực này, bao gồm Williams và Czerwiec”.
Giá trị của các tác phẩm này đã thôi thúc bà Burns theo học bằng Tiến sĩ về đồ họa y học và vai trò của nó trong giáo dục.
Bà và con trai đã cùng nhau tham dự hội nghị về đồ họa y học vào năm 2017 và 7 năm sau, bà Burns đang tham gia vào việc chủ trì tổ chức hội nghị đồ họa y học tại Đại học Công nghệ Shannon (TUS), Ireland.
Ông Williams, người tham gia vào hội nghị tại TUS, cũng bày tỏ sáng tạo truyện tranh là một điều kỳ diệu: “Truyện tranh không chỉ là kết hợp hình vẽ và văn bản và nâng tầm ảnh hưởng của chúng mà những khung hình đó còn có có thể thay đổi cuộc sống của mọi người”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.