Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Truyền thông TQ chỉ trích các phim cung đấu có tác động tiêu cực

Truyền thông Trung Quốc đang phát động cuộc công kích nhằm vào các bộ phim truyền hình như "Diên Hi Công Lược" vì sự ngông cuồng và "ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội".

Bài báo đăng trên ấn phẩm ngày 25/1 của tạp chí Beijing Daily đã chỉ ra "tội lỗi" của các bộ phim truyền hình cổ trang. Bài báo cho rằng chúng khuyến khích người xem theo đuổi lối sống xa hoa của các vị vua Trung Quốc trong quá khứ, thúc đẩy sự tham lam và ham muốn thay vì "đức tính giản dị và chăm chỉ".

Bài báo nhận định các bộ phim truyền hình loại này thường liên quan đến các âm mưu phức tạp được các cận thần ấp ủ để đâm sau lưng, làm ảnh hưởng xấu đến "sự cân bằng" của xã hội.

Các nhà sản xuất chương trình cũng bị cáo buộc đặt lợi nhuận thương mại lên trên trách nhiệm giáo dục cho khán giả.

Dien Hy Cong Luoc anh 1
Số phận của "Diên Hi Công Lược" và các bộ phim truyền hình cổ trang khác đang được bàn luận sau khi truyền thông Trung Quốc chỉ trích giá trị của chúng. Ảnh: SCMP.

Shandong TV đã thay thế bộ phim "Diên Hi Công Lược" trong chương trình giải trí buổi tối bằng bộ phim truyền hình hiện đại "Hoan Lạc Tụng" kể về năm phụ nữ tìm kiếm tình yêu và sự nghiệp thành công ở Thượng Hải.

"Diên Hi Công Lược" đã phá vỡ mọi kỷ lục về lượt xem khi được phát hành vào mùa hè năm ngoái trên trang web video trực tuyến iQiyi. Bộ phim dài 70 tập đã đạt được hơn 5 tỷ lượt xem trên các dịch vụ phát trực tuyến của Trung Quốc và đặc biệt được phụ nữ yêu thích.

Bộ phim lấy bối cảnh tại triều đại nhà Thanh, nơi các phi tần của hoàng đế tranh giành quyền lực, đã trở thành hiện tượng sau một đêm nhờ phục trang và bối cảnh tinh tế cùng nhân vật nữ chính mạnh mẽ và xảo quyệt, điều hiếm có trong các bộ phim truyền hình Trung Quốc điển hình với các nhân vật nữ trong sáng và ngây thơ.

Một số nhà bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo đã bảo vệ bộ phim truyền hình yêu thích của họ với lập luận "Diên Hi Công Lược" đóng góp vào phong trào nữ quyền.

Sếp nam ngại hướng dẫn nữ nhân viên vì sợ #MeToo

Khảo sát cho thấy nhiều quản lý nam ở Mỹ dè dặt hơn khi làm việc, trò chuyện một mình với nhân viên nữ sau phong trào #MeToo. Điều này có thể khiến phụ nữ mất sự cố vấn cần thiết.

Mẫu nam 'khỉ trắng' ở Trung Quốc kiếm tiền nhờ khoe thân

Bị gọi là "khỉ trắng", những người mẫu nước ngoài làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc đang có thu nhập tốt nhờ phô bày cơ thể trong các sự kiện tiếp thị của các công ty địa phương.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm