Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Truy tìm kho sách

Ở cái thời chưa có vô tuyến và điện thoại thông minh, tuổi thơ tôi may mắn có những cuốn sách cũ làm bạn. Thế giới mới mẻ mở ra ngay trước mắt nhờ những trang giấy ngả màu.

Nhiều người tìm thấy niềm vui trong những cuốn sách cũ. Ảnh: B.H.X

Tôi lớn lên trong căn nhà có rất nhiều sách. Ngoài sách được chất đầy trên kệ, thì nhà tôi có điều đặc biệt là sách được cất giấu khắp nơi, ở những xó xỉnh không thể ngờ được, ví dụ như gầm phản, trên gác trần nhà, thậm chí là trong góc bếp.

Thuở đó, chỉ khoảng tám tuổi, tôi không thắc mắc vì sao sách lại nằm ở những nơi kỳ quặc như vậy, chỉ lăm lăm rình lúc ba mẹ vắng nhà là bí mật tổ chức những cuộc truy tìm kho báu cho mình: Sách.

Tôi chui vào các góc kẹt, nhẹ nhàng mở các kiện sách, rút bừa cuốn nào thì lấy đọc. Chính sự rút bừa cuốn nào thì đọc cuốn đó, nên cái sự đọc của tôi từ bé rất chi là phong phú. Từ kiếm hiệp Kim Dung đến Hâm Liệt (Hamlet) của đại văn hào William Shakespeare, Tâm tình hiến dâng của Rabindranath Tagore, Bác sĩ Zhivago của Pasternak đến Sử ký Tư Mã Thiên

Có một lần tôi rút một chồng những cuốn Thời Nay, chà chà! Một thể loại cực kỳ tổng hợp. Ấn tượng nhất, lần đầu tiên tôi biết đến từ “Phật sống” và rất hiếu kỳ với thế giới được miêu tả trong những bài viết ấy. Tôi mang theo sự hiếu kỳ ấy suốt mấy mươi năm cho đến một ngày tôi tìm được cách đi đến tận cái xứ sở kỳ diệu: Nóc nhà thế giới.

Tôi nhớ mình có những thắc mắc rất lớn mà không dám hỏi ai, vì đọc trộm. Chẳng hạn như “nghề bán phấn buôn hương”, đơn giản là bán phấn và nhang, vậy thì lý do gì khiến cô ấy bị khinh bỉ, khi đọc trong Cuốn theo chiều gió. Rồi thì củ sắn mà đem lùi thì ăn như thế nào? Đó là củ sắn ở miền Nam, tức là củ đậu theo ngôn ngữ miền Bắc…

[...]

Những biểu tượng văn hóa một thời của TP.HCM

Chọn những biểu tượng của di sản, văn hóa, nhà văn Phạm Công Luận và họa sĩ Lâm Nguyễn Kha Liêm tái hiện TP.HCM xưa trong sách tranh “Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ".

TP.HCM không thiếu chuyện để kể

“Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình” là một bước đi tiếp theo trên con đường đem Sài Gòn - TP.HCM đến gần hơn với độc giả của nhà văn Tống Phước Bảo.

Kỳ Nam Uyên/NXB Kim Đồng

SÁCH HAY