Ảnh minh hoạ: Lê Anh Dũng. |
Nghỉ lễ Tết
Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ tết trong năm có lương.
Trong đó Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày, Tết Âm lịch nghỉ 5 ngày; Ngày Chiến thắng nghỉ một ngày; ngày Quốc tế Lao động nghỉ 1 ngày, Quốc khánh 2/9 nghỉ 2 ngày, Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ một ngày.
Nghỉ việc riêng có lương
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp:
Kết hôn được nghỉ 3 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn nghỉ một ngày;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết nghỉ 3 ngày.
Người lao động nghỉ việc riêng phải thông báo với người sử dụng lao động.
Ngoài các trường hợp trên, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Nghỉ điều trị bệnh hoặc tai nạn lao động
Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có quyền nghỉ để điều trị mà không bị trừ lương.
Quy định này giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, đặc biệt là khi họ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do công việc.
Người lao động vẫn được nhận lương từ người sử dụng lao động khi đang trong thời gian điều trị tai nạn lao động thì người lao động vẫn phải tham gia đóng BHXH bình thường.
Quyền lợi chỉ dành cho lao động nữ
Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020 của Chính phủ đã quy định các quyền lợi đặc biệt dành cho lao động nữ trong các trường hợp mang thai, 'đèn đỏ' và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Những quyền lợi này nhằm hỗ trợ lao động nữ duy trì sức khỏe và năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc con cái.
Giảm giờ làm đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng: Điều 58 Nghị định 145 quy định, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể giảm một giờ làm việc mỗi ngày nếu công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và sức khỏe của mẹ và con.
Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định, lao động nữ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian 'đèn đỏ' mà không bị giảm lương.
Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoài việc giảm giờ làm, lao động nữ còn có quyền nghỉ 60 phút mỗi ngày khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi cho con bú.
Nghỉ do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương cho những ngày không được làm việc, đồng thời còn được nhận thêm ít nhất hai tháng lương theo hợp đồng lao động.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.