Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Thu ở phố cổ Hà Nội 100 năm trước qua ảnh

Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng trên dưới 100 năm trước lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho chúng ta cái nhìn chân thực về không khí rằm tháng tám một thời.

Tet Trung Thu anh 1

Phố cổ Hà Nội xưa và nay nổi tiếng là “khu phố khéo tay”, “khu phố đông đúc”, tấp nập buôn bán, nên Tết Trung thu ở Hà Nội thường bắt đầu từ những khu phố này, với các hiệu bánh nổi tiếng và các loại đồ chơi Trung thu. Trong ảnh là cửa hàng bán đồ chơi Tết Trung thu - Rằm tháng 8 trên phố Hàng Gai khoảng những năm 1920.

Tet Trung Thu anh 2

Với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, rất nhiều đồ chơi hoàn toàn thủ công nhưng rất tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao được làm ra. Trong ảnh là đèn cá chép, đầu lân, đèn lồng… được làm bằng giấy bày bán trên một cửa hàng ở phố Hàng Gai.

Tet Trung Thu anh 3

Đồ chơi không chỉ mang lại niềm vui cho các em thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu mà còn gắn liền với yếu tố lịch sử văn hóa và những câu chuyện tuổi thơ của biết bao thế hệ. Những món đồ chơi truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao... là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về sự sáng tạo và tinh thần hiếu học. Ảnh đồ chơi ông tiến sĩ làm bằng giấy.

Tet Trung Thu anh 4

Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn Phố phường Hà Nội xưa cho biết: “Từ mồng một tháng tám là cả phố nhộn nhịp. Tất cả các bà mẹ và trẻ con Hà Nội đều đến phố Hàng Gai. Tất cả các hàng trong phố đều đã biến thành những cửa hiệu bán đồ chơi Trung thu bằng giấy. Voi giấy, ngựa giấy, đèn con thỏ, con thiềm thừ, cá hóa rồng, đầu sư tử, đèn kéo quân…”. Ảnh đồ chơi đèn kéo quân làm bằng giấy và nứa

Tet Trung Thu anh 5

Ảnh một em bé với chiếc đèn lồng hình con thỏ.

Tet Trung Thu anh 6

Phố Hàng Thiếc trước ngày Tết Trung thu, với những đồ chơi bằng sắt tây được nhiều trẻ em ưa thích.

Tet Trung Thu anh 7

Hà Nội nổi tiếng với bánh Trung thu, nhiều người còn cho rằng không có bánh Trung thu ở đâu có thể sánh được với bánh Trung thu do chính tay của những người thợ bánh hàng Đường, hàng Buồm làm ra. Ảnh một hiệu bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, năm 1926.

Tet Trung Thu anh 8

Ảnh đồ chơi là những con giống làm bằng bột trên phố Hàng Đường.

Tet Trung Thu anh 9

Tết Trung thu là Tết của trẻ thơ, nên trong dịp này các em được người lớn quan tâm hơn những ngày thường. Trong ảnh là mâm cỗ Trung thu trong một gia đình khá giả ở Hà Nội.

Tet Trung Thu anh 10

Không chỉ nổi tiếng là “khu phố khéo tay”, “khu phố đông đúc”, tấp nập buôn bán, phố cổ Hà Nội còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội Trung thu truyền thống. Ảnh trẻ em chuẩn bị đèn kéo quân trên phố.

Tet Trung Thu anh 11

Tết Trung thu ở Hà Nội rộn rã và tưng bừng. Có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu, những con giống… nhưng ngần đó vẫn chưa đủ, phải có thêm cả những màn múa lân, múa sư tử hoành tráng. Ảnh đám trẻ nô đùa với đầu sư tử, chuẩn bị khởi hành cuộc rước qua các con phố.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Trăng, Tết Trung thu và những linh vật ở cung trăng

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Tết Trung thu gắn bó mật thiết với trăng, vì thế nhắc đến tết này thì không thể không nói đến trăng được.

Tập thơ đẹp dành cho thiếu nhi đón Tết Trung thu

“Hoa thơm tay bé” của nhà thơ Hoa Mai sẽ mang đến cho độc giả những trang thơ đẹp để thưởng thức nhân dịp đón mùa trăng đẹp nhất trong năm.

Những cuốn sách ý nghĩa mùa Trung thu cho thiếu nhi

Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.

Minh Châu - Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm