Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tố Mỹ thả khinh khí cầu vào không phận nhiều nước khác

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp diễn khi Bắc Kinh hôm 14/2 cáo buộc Washington thả khinh khí cầu tầm cao vào không phận của họ và nhiều nước khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: Reuters.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng các khinh khí cầu của Mỹ "đã bay vòng quanh thế giới và xâm nhập trái phép vào không phận của Trung Quốc và các quốc gia có liên quan khác ít nhất 10 lần" kể từ tháng 5/2022, Reuters đưa tin.

Người phát ngôn không đưa ra thông tin cụ thể hơn.

Trước đó một ngày, Trung Quốc cũng đưa ra cáo buộc tương tự. “Chỉ tính riêng từ năm ngoái, khinh khí cầu Mỹ đã bay trái phép trên bầu trời Trung Quốc hơn 10 lần mà không có bất cứ sự chấp thuận nào của chính quyền Trung Quốc”, ông Uông nói hôm 13/2.

Nhà Trắng đã bác bỏ các cáo buộc. Adrienne Watson, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, viết trên Twitter hôm 13/2: "Bất kỳ tuyên bố nào cho rằng chính phủ Mỹ vận hành khinh khí cầu giám sát đối với Trung Quốc đều sai".

Trung Quốc đưa ra phản ứng hôm 14/2 trong bối cảnh quan hệ 2 nước căng thẳng sau khi Mỹ bắn rơi một khinh khí cầu mà họ tin rằng là phương tiện do thám của Bắc Kinh.

Phía Mỹ khẳng định đây là khinh khí cầu do thám, đe dọa đến chủ quyền và an ninh của đất nước, bất chấp việc Bắc Kinh liên tục bác bỏ và nói rằng đó chỉ là khinh khí cầu nghiên cứu khí hậu bay lạc.

Khinh khí cầu nêu trên đã bay qua Mỹ và Canada trong một tuần trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ra lệnh bắn hạ nó vào ngày 4/2.

Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 6 cơ quan, tổ chức Trung Quốc mà họ cho là có liên quan đến khinh khí cầu. Động thái này đã bị Bắc Kinh chỉ trích.

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy hai nước vẫn đang tìm cách ổn định mối quan hệ.

Ông Biden - người từng nhiều lần tuyên bố sẽ bảo vệ không phận Mỹ và chỉ trích Trung Quốc về vụ việc khinh khí cầu - nói rằng ông không tin quan hệ hai nước bị suy yếu vì vụ việc.

Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang cân nhắc gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị tại Munich trong tuần này, sau khi hoãn chuyến thăm tới Bắc Kinh vì vụ việc khinh khí cầu.

Khoảnh khắc khinh khí cầu bị tên lửa bắn hạ trên biển Mỹ hôm 4/2 đã sử dụng máy bay F-22 và tên lửa AIM-9X để bắn hạ khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc sau khi nó bay qua toàn bộ nước Mỹ.

Sự bùng nổ của Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Nhà Trắng thừa nhận 3 UFO chưa chắc là thiết bị do thám của Trung Quốc

Nhà Trắng hôm 14/2 khẳng định không tìm thấy bằng chứng về việc 3 vật thể bay bị chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ có liên quan đến chương trình khinh khí cầu do thám Trung Quốc.

Vì sao Mỹ chọn tên lửa 'rắn đuôi chuông’ 439.000 USD để bắn hạ UFO

Khinh khí cầu Trung Quốc hay 3 vật thể bay bị Mỹ bắn hạ trong hơn một tuần qua đều cùng do loại tên lửa AIM-9X Sidewinder.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm