Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc thử nghiệm thủy phi cơ lớn nhất thế giới

Thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 của Trung Quốc đã được thử nghiệm trên hồ nước ở tỉnh Hồ Bắc, kết quả cho thấy nó dường như đã sẵn sàng để đi vào vận hành.

Tham vọng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông được đẩy mạnh trong tuần này khi thủy phi cơ đầu tiên do nước này chế tạo được đưa vào thử nghiệm, South China Morning Post cho biết. AG600 đã chạy thử trên một hồ chứa nước ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Thủy phi cơ hoạt động tốt trong chuyến bay với tốc độ chậm và các hệ thống trên máy bay đều vận hành ổn định. AG600 là thủy phi cơ đầu tiên do Trung Quốc chế tạo với chiều dài gần 37 m, sải cánh gần 39 m, trọng lượng cất cánh 53 tấn. AG600 có tầm bay khoảng 4.500 km và có thể hạ cánh trên mặt nước trong điều kiện sóng cao 2 m.

AG600 được trang bị 4 động cơ cánh quạt, tốc độ tối đa 560 km/h, tốc độ hành trình 500 km/h. Nó có thể chở theo 50 hành khách trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hoặc múc 12 tấn nước trong 20 giây khi làm nhiệm vụ cứu hỏa.

Trung Quoc thu nghiem thuy phi co anh 1
AG600 thử nghiệm trên hồ nước ở tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: SCMP.

Thủy phi cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên trên đất liền vào tháng 12/2017 tại sân bay ở Chu Hải và được phát sóng trực tiếp. Các nhà quan sát quân sự cho biết đợt thử nghiệm mới nhất trên mặt nước cho thấy AG600 gần như đã sẵn sàng để đi vào hoạt động.

Collagen Koh, một nghiên cứu viên tại Chương trình an ninh hàng hải, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho biết AG600 phù hợp cho nhiệm vụ vận chuyển nhanh chóng quân đội, trang thiết bị cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông.

“Bắc Kinh sẽ sử dụng AG600 để biện minh cho các hoạt động bồi lấp trên Biển Đông, rằng thủy phi cơ này có thể sử dụng cho những lợi ích chung, chẳng hạn hỗ trợ cho tàu nước ngoài trong khu vực và tìm kiếm cứu nạn”, ông Koh nói.

Một số chuyên gia quân sự nhận định AG600 sẽ là một bổ sung đáng giá cho xuất khẩu quân sự của Trung Quốc. Thủy phi cơ này có thể cạnh tranh với US-2 của Nhật Bản hay Be-200 của Nga.

Trung Quốc khôi phục vũ khí cũ với AI Trung Quốc đang biến xe tăng Type-59 cũ thành phương tiện chiến đấu không người lái được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI).

Trung Quốc sắp sản xuất hàng loạt tiêm kích J-15

Các kỹ sư Trung Quốc đã khắc phục được lỗi kỹ thuật trên động cơ WS-10H dùng cho tiêm kích trên hạm J-15, cho phép tiến tới sản xuất hàng loạt.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm