Theo Tân Hoa Xã, thủy phi cơ cỡ lớn AG600 do Trung Quốc chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/4 tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
AG600 thuộc loại thủy phi cơ có thể cất, hạ cánh trên mặt nước cũng như trên đất liền do Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) chế tạo. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
AVIC tuyên bố AG600 là thủy phi cơ lớn nhất thế giới với chiều dài 37 m, sải cánh 38,8 m, trọng lượng cất cánh tối đa 53,5 tấn. Ảnh: Aviation Week. |
AG600 được thiết kế cho nhiệm vụ chữa cháy trên không, cứu nạn hàng hải, giám sát và bảo vệ môi trường biển. Một số nhà phân tích nhận định, thủy phi cơ này có thể sử dụng trong các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: AP. |
AVIC giới thiệu, AG600 có thể múc 12 tấn nước chỉ trong 20 giây, máy bay có thể chở theo tối đa 37 tấn nước trong mỗi chuyến bay. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
90% thành phần của AG600 được sản xuất tại Trung Quốc, theo một tuyên bố của AVIC. Ảnh: China Defence. |
AG600 dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên vào trong năm 2015 nhưng sau đó bị hoãn lại do các vấn đề không rõ ràng. Nguyên mẫu AG600 được xuất xưởng trong tháng 7/2016. Ảnh: Wikipedia. |
Thủy phi cơ AG600 được trang bị 4 động cơ cánh quạt WJ-6, công suất 5.103 mã lực/động cơ, tốc độ tối đa khoảng 570 km/h, tầm hoạt động 5.500 km, trần bay 10.500 m. Ảnh: China Defence. |
Ngoài nhiệm vụ chữa cháy, AG600 có thể chở theo 50 hành khách hoặc hàng hóa khác. Một số nhà phân tích dự đoán, AG600 có thể sử dụng cho nhiệm vụ tiếp tế tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên Biển Đông. Ảnh: China Defence. |
Thủy phi cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo là MD-160, còn gọi là "Quái vật biển Caspian" do Liên Xô sản xuất. Nó được thiết kế để mang tên lửa hành trình chống hạm nhằm chống lại hạm đội tàu sân bay của Mỹ. Dự án này bị hủy bỏ khi Liên Xô tan rã. Ảnh: Gizmodo. |