Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc sẽ làm gì với IS sau vụ giết con tin?

Chính phủ Trung Quốc lên án hành động sát hại công dân nước này của IS, nhưng Bắc Kinh vẫn bỏ ngỏ khả năng tham gia liên minh chống IS.

a
Fan Jinghui, công dân Trung Quốc đầu tiên vừa bị IS sát hại. Ảnh: CNN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án vụ giết hại con tin Fan Jinghui, công dân nước này, và tuyên bố sẵn sàng “đưa thủ phạm ra trước công lý”. Nạn nhân Fan Jinghui bị giết cùng con tin người Na Uy Ole Johan Grimsgaard-Ofstad.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC đang diễn ra tại Manila, Philippines, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại rằng, khủng bố là kẻ thù chung của nhân loại. Chính phủ Trung Quốc phản đối mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố và chắc chắn sẽ không khoan nhượng với bất kỳ hành động bạo lực hay khủng bố.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tuyên bố về hành động cụ thể sau vụ sát hại công dân nước này. Trong khi đó, cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự tức giận và kinh hoàng của họ đối với hành động man rợ của IS. Dân mạng nước này gọi IS là một tổ chức “bệnh hoạn”

Trong khi đó, Global Times kêu gọi chính phủ cần có biện pháp bảo vệ công dân ở nước ngoài. Ngoài ra, tờ báo kêu gọi công dân Trung Quốc nên tránh xa các khu vực bất ổn ở Trung Đông để tự bảo vệ mình và tránh trở thành mục tiêu cho khủng bố.

Giáo viên tự do

Nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa xác định được ông Fan Jinghui bị IS bắt giữ ở Iraq hay Syria. Fan xuất thân là một giáo viên trung học trước khi chuyển sang làm việc trong ngành quảng cáo.

Năm 2001, ông Fan nói với chương trình radio của tạp chí Caijing rằng ông là người lang thang, nay đây mai đó, nhưng ông hy vọng sẽ gặt hái được thành công trong công việc quảng cáo.

Khi hình ảnh của Fan bị IS bắt giữ được công bố hồi tháng 9, những người hàng xóm trước đây của ông nói với Reuters rằng, ông không sống ở nhà trong nhiều năm qua và họ không biết ông có gia đình hay không.

Dân mạng Trung Quốc chia rẽ về phản ứng với IS

Một số người sử dụng mạng Trung Quốc yêu cầu chính phủ cần có biện pháp cứng rắn để đáp trả IS. “Lên án chỉ là lời nói, cần phải có hành động cụ thể”, một cư dân mạng nói. Họ kêu gọi một chiến dịch quân sự tương tự như Nga đang thực hiện để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Trong khi đó, nhiều người kêu gọi cần phải thận trọng trước hành vi bạo lực của IS. “Trung Quốc không muốn bất kỳ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ở Syria. Nếu trả thù, những bi kịch như ở Paris sẽ lặp đi lặp lại tại Trung Quốc”, một cư dân mạng nói.​​

a
Tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: IBtimes

Một người khác bình luận: “Châu Âu không nên chờ đợi sự tham gia của Trung Quốc vào cuộc chiến đầy rắc rối này. Chúng tôi không tạo ra IS, nếu tham gia vào cuộc chiến sẽ là một khó khăn lớn đối với chúng tôi”.

Nickname Hu Han bình luận trên Webchat: “Những kẻ khủng bố là sản phẩm của sự bất bình đẳng của phương Tây đối với thế giới thứ ba”.

Trung Quốc sẽ làm gì?

Chính phủ Trung Quốc sẽ làm  gì sau vụ công dân nước này bị IS sát hại là vấn đề đang được giới phân tích quan tâm. Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có tuyên bố và hành động cụ thể về vai trò của nước này trong cuộc chiến toàn cầu chống IS. 

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 16/11 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không trả lời trực tiếp câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc có tham gia liên minh không kích IS hay không.

Ông Hồng tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Pháp và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố: “Khủng bố là một thách thức của nhân loại. Trung Quốc là một nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và cũng là thành viên chủ chốt trong các nỗ lực chống khủng bố quốc tế. Trung Quốc phản đối mọi hình thức khủng bố và hỗ trợ cộng đồng quốc tế, trong đó có Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố, duy trì an ninh và ổn định”, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói.

Nhận định về hành động của Trung Quốc đối với cuộc chiến chống IS, giới phân tích phương Tây cho rằng, khả năng Trung Quốc tham gia liên minh không kích IS là rất thấp.

“Dường như nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục đứng bên lề trong cuộc chiến chống IS”, Xie Tao, giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, chia sẻ với CNN.

Ông Xie nêu lý do, đầu tiên, các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng, nếu họ tham gia liên minh chống IS có thể dẫn đến những vụ tấn công khủng bố trả thù tương tự như thảm kịch ở Paris tại Trung Quốc. Ngoài ra, trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Vì sao Pháp thất bại trong việc ngăn chặn khủng bố?

Lực lượng mỏng, hợp tác quốc tế yếu và chính sách đi lại tự do giữa các nước châu Âu là những nguyên nhân khiến tình báo Pháp thất bại trong việc ngăn chặn khủng bố ở Paris.

IS hành quyết công dân Trung Quốc, Na Uy

Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) cho biết chúng đã giết một người Na Uy và một công dân Trung Quốc sau khi đòi tiền chuộc để thả hai người cách đây hai tháng.

 

 

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm