Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc phê duyệt dự án đập thượng nguồn mới trên sông Dương Tử

Dự án xây dựng công trình thủy điện cao 236 m ở thượng nguồn sông Dương Tử, con sông dài nhất của Trung Quốc, vừa được nước này phê duyệt ngày 15/1.

Theo truyền thông Trung Quốc, đây sẽ là con đập cao nhất trên sông Dương Tử. Hồ chứa của dự án thủy điện Lawa sẽ nhấn chìm gần 31 km2 rừng và đất nông nghiệp trên nhánh Kim Sa của Dương Tử ở biên giới giữa Tứ Xuyên và Tây Tạng.

Theo Reuters, tập đoàn nhà nước Huadian sẽ nắm giữ 48% trong dự án, phần còn lại do các công ty địa phương nắm giữ.

Dự án được phê duyệt bao gồm 4 tuabin với tổng công suất 2.000 megawatt (2 gigawatt). Tổng mức đầu tư dự kiến là 30,97 tỷ nhân dân tệ (4,6 tỷ USD), bao gồm 2,19 tỷ nhân dân tệ cho chi phí di dời và bồi thường giải phóng mặt bằng. 

du an dap thuy dien song Duong Tu anh 1
Tàu thuyền neo đậu gần các tòa nhà dọc sông Dương Tử ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 4/1. Ảnh: Bloomberg.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cam kết sẽ coi trọng công tác bảo vệ môi trường và tái định cư cho người dân trong quá trình xây dựng. 

NDRC cũng đang có kế hoạch dọn dẹp các công trình thủy điện quy mô nhỏ được xây dựng "lộn xộn" trên sông Dương Tử. Cuộc kiểm toán năm 2018 cho thấy số lượng dự án dọc theo sông và các nhánh của nó là khoảng 24.100.

Nhiều cơ sở mới được đặt tại các vùng xa xôi của Tây Tạng và các tỉnh phía tây nam như Tứ Xuyên và Vân Nam, nơi chi phí di dời và môi trường được giảm bớt.

Dù thủy điện là nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo nhưng việc xây dựng quy mô lớn ở phía tây nam Trung Quốc đã làm dấy lên những cáo buộc làm tổn hại hệ sinh thái mỏng manh và bồi thường không thỏa đáng cho hàng nghìn người dân mất nhà cửa.

Những năm gần đây, khi mối lo ngại về chi phí xã hội và môi trường của các đập thủy điện lớn gia tăng, Trung Quốc trở nên thận trọng hơn trong việc phê duyệt các dự án mới.

Vì sao nhiều nước ưa chuộng thủy điện, bất chấp nguy cơ vỡ đập? Thủy điện đã đóng vai trò quan trọng từ thế kỷ 19 khi được dùng để tạo năng lượng phục vụ công nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quan ngại về các hệ quả mà thủy điện gây ra.

Khu vực Mekong thúc đẩy khí thế mới cho hội nhập

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định các nước trong khu vực Mekong cần kết hợp xen kẽ kết nối phần cứng gồm hệ thống năng lượng, giao thông vận tải với phần mềm thuộc hạ tầng số.

Thái Lan tạo mưa để giảm ô nhiễm ở Bangkok

Thái Lan chuẩn bị triển khai các máy bay tạo mưa để gieo hạt mây, trong nỗ lực khắc phục tình trạng ô nhiễm bao phủ thủ đô Bangkok những tuần gần đây.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm