Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết về Biển Đông

Anh cho rằng phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ kiện của Philippines với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông phải có tính ràng buộc.

Theo ông Hugo Swire, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách châu Á, dù quan hệ của Anh với Trung Quốc đã cải thiện, điều đó không có nghĩa rằng "chúng tôi ngừng phản đối" những động thái bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. 

"Chúng tôi khẳng định rõ với Trung Quốc rằng, Anh chỉ có thể thực hiện các thoả thuận một cách công khai và minh bạch dựa trên hệ thống luật lệ quốc tế", Reuters dẫn phát biểu của ông Swire với Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 18/4. 

phan quyet cua PCA ve Bien Dong anh 1

Hugo Swire, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách châu Á. Ảnh: Getty


"Theo luật pháp quốc tế, chúng tôi hy vọng phán quyết từ The Hague, Hà Lan, sẽ được tất cả các bên liên quan tôn trọng, dù nó đi theo hướng nào. Chúng tôi sẽ ủng hộ các bên, bao gồm cả Mỹ, dù phán quyết được đưa ra là gì", ông nhấn mạnh.

Theo ông Swire, Anh đồng thời nhận thấy phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc và Philippines mở lại các cuộc đối thoại về vấn đề tranh chấp lãnh hải. Ông khẳng định Anh coi tự do hàng hải và hàng không là vấn đề "không thể thương lượng".

Trung Quốc đang gây hấn với các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ mà họ đang theo đuổi.

Philippines khởi kiện Trung Quốc ra toà quốc tế từ tháng 1/2013. Quyết định của PCA có thể coi là thắng lợi quan trọng cho các nước nhỏ ở khu vực đang lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. PCA dự kiến đưa ra phán quyết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm nay.

phan quyet cua PCA ve Bien Dong anh 2

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Philippines và Trung Quốc tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh: Wikipedia

Trung Quốc nhiều lần bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài nhưng đơn kiện của Philiipines đã được cơ quan này tiếp nhận cũng như khẳng định quyền xét xử. Tháng 3 năm nay, Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố thành lập "Trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế" để tạo đối trọng với PCA. 

Hồi tháng 2, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) từng cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết từ The Hague. Washington bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng một phán quyết tiêu cực như cái cớ để tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

'Các nước sẽ tôn trọng phán quyết của tòa về Biển Đông'

Ngoại trưởng Australia tuyên bố vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông sẽ giải quyết việc liệu các bãi đá nhân tạo có tạo nên quyền lãnh hải hay không.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm