Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc nổi giận vì nhà báo liên tiếp bị bắt ở Kenya

Thêm một nhà báo Trung Quốc bị cảnh sát Kenya bắt giữ trong khuôn khổ chiến dịch kiểm tra người nhập cư bất hợp pháp đang gây nhiều tranh cãi của nước này.

"Giấy phép lao động của phóng viên này hoàn toàn hợp pháp. Họ đã kiểm tra thông tin trên mạng nhưng vẫn bắt tạm giam người này", phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Kenya ngày 7/9 cho biết.

Theo hãng tin AFP, người phóng viên Trung Quốc bị bắt giữ là ông Liu Hongjie, phó văn phòng đại diện tờ China Daily ở thủ đô Nairobi. 

Đại sứ quán Trung Quốc cho biết ông Liu đã được trả tự do sau đó.

Trước đó, cảnh sát Kenya ngày 5/9 cũng tiến hành khám xét trụ sở chính tại châu Phi của Đài truyền hình Trung Quốc Toàn cầu (CGTN). Có 8 phóng viên và 5 công dân Trung Quốc làm việc trong tòa nhà bị bắt tạm giam. 

Ngày 6/9, một doanh nhân Trung Quốc cũng bị cơ quan chức năng trục xuất sau khi người này quay video thóa mọa người bản địa.

nha bao Trung Quoc bi bat anh 1
Doanh nhân Trung Quốc Liu Jiaqi bị trục xuất sau khi đoạn video người này gọi dân Kenya là "khỉ" được lan truyền trên mạng. Ảnh: The Star.co.ke.

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định tất cả những trường hợp bị bắt giữ đều có giấy phép lao động hợp pháp, đồng thời đã trực tiếp bày tỏ quan ngại về tình hình này với chính quyền sở tại.

Erick Kiraithe, người phát ngôn chính phủ Kenya, cho biết vụ khám xét tại tòa nhà của CGTN là do "nhầm lẫn" nhưng không giải thích thêm nguyên nhân dẫn đến các vụ bắt giữ. 

Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng xác nhận phía Kenya đã "xin lỗi và giải thích lực lượng chấp pháp còn nhiều thiếu sót".

Kenya bắt đầu chiến dịch kiểm tra và bắt giữ người nhập cư trái phép từ tháng trước.

Trong vòng 2 tháng trước khi khởi động chiến dịch, mọi người nước ngoài tại nước này được yêu cầu làm lại giấy phép lao động.

nha bao Trung Quoc bi bat anh 2
Trung Quốc đang là chủ đầu tư của nhiều dự án đường sắt trị giá hàng tỷ USD tại Kenya. Ảnh: AFP.

Bộ Nội vụ Kenya tuần qua công bố một đường dây nóng để người dân trình báo các đối tượng tình nghi lao động bất hợp pháp.

Ngoài ra, cảnh sát còn mở nhiều đợt kiểm tra giấy tờ của người nước ngoài tại các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn và nhiều cơ sở kinh doanh khác. 

Các công ty Trung Quốc là chủ đầu tư của nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại Kenya. Dự án đường sắt trị giá 3,2 tỷ USD từ thủ đô Naorubi đến thành phố biển Mombasa có đến 90% vốn từ Trung Quốc. 

Tổng thống Kenya, ông Uhuru Kenyatta, tuần này vừa tham dự diễn đàn Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh để thảo luận về giai đoạn 2 của một dự án đường sắt trị giá gần 3,5 tỷ USD gần biên giới Uganda.

Kenya buộc quan chức kiểm tra nói dối để chống tham nhũng

Tổng thống Kenya tuyên bố sẽ có nhiều biện pháp cứng rắn để giải quyết vấn nạn tham nhũng của đất nước.

Ông Tập cam kết 60 tỷ USD cho châu Phi trong 3 năm tới

Chủ tịch Tập Cận Bình nói Bắc Kinh sẽ cung cấp 60 tỷ USD để hỗ trợ châu Phi phát triển trong 3 năm tới mà "không có bất kỳ ràng buộc chính trị nào".

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm