Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Nga. Ảnh: APNews. |
Theo Bloomberg, chỉ một năm trước, Trung Quốc chỉ chi khoảng 35 tỷ USD để nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Theo dữ liệu từ Cục hải quan Trung Quốc, lượng dầu nhập khẩu từ Nga đã tăng 16% lên 7,72 triệu tấn trong tháng trước, khối lượng này chỉ đứng sau nhập khẩu từ Saudi Arabia.
Sự gia tăng này diễn ra khi các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc muốn Bắc Kinh duy trì dòng chảy hàng hóa từ Nga, khi các lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng vào đầu tháng sau.
Theo đó, từ ngày 5/12, Liên minh châu Âu sẽ cấm các khoản tài chính, bảo hiểm và vận chuyển dầu thô từ Nga. Điều này buộc các nhà nhập khẩu phải tìm cách giải quyết nguồn tiền mặt khi không thể nhờ đến các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các chủ tàu vận chuyển.
Doanh số bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga đã tăng hơn một nửa so với một năm trước lên 756.000 tấn trong tháng 10, mặc dù tổng lượng mua nhiên liệu siêu lạnh của Trung Quốc đã giảm 34%.
Tuy nhiên số liệu đó có thể không chính xác khi Trung Quốc đã không báo cáo các khoản nhập khẩu thẳng qua đường ống dẫn khí đốt của Nga kể từ đầu năm.
Nhập khẩu than từ Nga tăng 26% lên 6,4 triệu tấn. Khoảng 2,4 triệu tấn trong số đó là than cốc cho ngành thép, gấp ba lần so với một năm trước, mặc dù thấp hơn một chút so với mức kỷ lục vào tháng 9.
Theo đó, tổng chi phí nhập khẩu năng lượng từ Nga của Trung Quốc, bao gồm cả các sản phẩm dầu, lên mức 7,7 tỷ USD vào tháng trước, cao hơn một chút so với mức 7,6 tỷ USD vào tháng 9, và cao hơn nhiều so với mức 5,4 tỷ USD của năm ngoái.
Điều này đã nâng chi tiêu cho nhập khẩu năng lượng từ Nga của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục 59,5 tỷ USD trong năm nay, kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu.
Mặc dù chi phí nhập khẩu tăng do giá năng lượng cao đột biến, Trung Quốc vẫn có thể mua hàng giảm giá từ Nga. Bởi Nga cũng cần tìm một khách hàng bền vững khi họ đã nhận quá nhiều trừng phạt từ phương Tây.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...