Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc không giảm thêm lãi suất

Trung Quốc quyết định cố định lãi suất điều hành giữa lúc nền kinh tế đang đối mặt thách thức từ cuộc khủng hoảng bất động sản và niềm tin thị trường suy giảm.

Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hôm thứ Tư đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay chuẩn, trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục đánh giá hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế gần đây, theo CNBC.

Cụ thể, PBoC đã giữ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm ở mức 3,1% và LPR kỳ hạn 5 năm ở mức 3,6%. Quyết định này phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát trước đó.

Ông Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Trung Quốc Đại lục tại JLL nhận định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chưa có nhu cầu cấp bách để điều chỉnh LPR trong tháng này. Ông cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đang đánh giá tác động của các biện pháp kích thích kinh tế triển khai gần đây.

Tuy nhiên, ông Pang cũng lưu ý rằng biên lãi ròng thấp kỷ lục của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã hạn chế khả năng giảm thêm lãi suất cho vay. “Khó có khả năng PBoC cắt giảm thêm lãi suất chính sách trong năm nay nhưng vẫn sẽ có triển vọng hạ lãi suất vào năm 2025”, ông Pang nói.

Được biết, LPR kỳ hạn 1 năm ảnh hưởng đến các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình, trong khi đó LPR kỳ hạn 5 năm của PBoC là cơ sở để tính lãi suất vay mua nhà.

Quyết định giữ nguyên các mức lãi suất lần này được đưa ra sau khi PBoC đã giảm 0,25 điểm % lãi suất với cả hai kỳ hạn này vào tháng trước. Động thái diễn ra trong bối cảnh dữ liệu kinh tế tháng 10 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn dù đã liên tiếp công bố các biện pháp kích thích.

Trước đó, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định thấp hơn dự kiến trong tháng 10, trong khi đầu tư bất động sản từ đầu năm đến tháng 10 còn giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tại thị trường này lại vượt kỳ vọng với mức tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy một số lĩnh vực bắt đầu hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ kinh tế gần đây.

Kể từ cuối tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn đang chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài cùng tâm lý tiêu dùng và doanh nghiệp suy yếu.

Đầu tháng này, Bộ Tài chính Trung Quốc công bố gói tài chính 5 năm trị giá 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.400 tỷ USD) để giải quyết vấn đề nợ công của địa phương, đồng thời ám chỉ rằng các biện pháp hỗ trợ kinh tế có thể tiếp tục được triển khai trong năm tới.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng khẳng định sẽ duy trì chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ. Thống đốc PBoC Pan Gongsheng từng nhấn mạnh hồi tháng 10 rằng vẫn còn dư địa để cắt giảm thêm một số lãi suất chủ chốt trước khi kết thúc năm nay.

Theo Morgan Stanley, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự báo giảm xuống còn khoảng 4%/năm trong 2 năm tới. Ngân hàng này cũng hạ triển vọng đối với thị trường cổ phiếu Trung Quốc xuống “thấp hơn mức cơ bản một chút” với lý do rủi ro từ môi trường giảm phát và căng thẳng thương mại gia tăng.

Các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley nhận định rằng có rất ít khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai thêm một gói kích thích tài khóa đủ lớn để thúc đẩy tiêu dùng và thị trường bất động sản.

Goldman Sachs cũng dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc sẽ giảm từ 4,9% năm nay xuống 4,5% vào năm 2025. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư này vẫn duy trì quan điểm “tăng tỷ trọng” đối với các cổ phiếu Trung Quốc, kỳ vọng chỉ số CSI 300 sẽ tăng 13% trong năm tới.

Đặc biệt, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vừa qua có khả năng dẫn đến mức thuế quan cao hơn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, làm gia tăng sự bất ổn cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của nước này.

Trung Quốc tìm kiếm giải pháp kinh tế từ các ngân hàng nước ngoài

Qua việc tăng cường tần suất trao đổi, Trung Quốc đang tìm kiếm giải pháp từ các ngân hàng nước ngoài nhằm nâng cao niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.

Các nhà sản xuất chip bán dẫn rút khỏi Trung Quốc

Các công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam trong khi các công ty trong nước cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Trung Quốc tính giảm thuế mua nhà

Trung Quốc đang lên kế hoạch giảm thuế mua nhà trong bối cảnh chính phủ nước này tăng cường hỗ trợ tài khóa nhằm hồi sinh thị trường bất động sản đang trì trệ.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới trở thành nhu cầu cấp thiết. Để độc giả có thể tiếp cận những tri thức kinh tế quốc tế mới nhất, Tri Thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh trên thế giới.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm