Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Trung Quốc gấp rút tìm cách đảo ngược suy giảm dân số

Một loạt biện pháp mới trong việc khuyến khích người dân sinh con đã nêu bật thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong nỗ lực đảo ngược suy giảm dân số.

ty le sinh thap anh 1

Để khuyến khích sinh nhiều hơn, kể từ năm 2021, chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã triển khai các biện pháp khuyến khích, bao gồm khấu trừ thuế, nghỉ thai sản dài hơn và trợ cấp nhà ở.

Mới đây, một tỉnh tại Trung Quốc - quốc gia cho phép một cặp vợ chồng có tối đa 3 con - đang nỗ lực để khuyến khích cư dân tại đây sinh đẻ với chính sách "sinh bao nhiêu con tùy thích, ngay cả khi chưa lập gia đình".

Sáng kiến ​​này đã tô đậm tính cấp bách của việc thúc đẩy tỷ lệ sinh tại Trung Quốc, sau khi dân số nước này lần đầu giảm sau 6 thập kỷ vào năm ngoái. Reuters nhận định đây có thể là một bước ngoặt lịch sử được cho là sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ suy giảm dân số.

Trung Quốc cũng đang đưa ra nhiều nỗ lực khác trong việc cải thiện tỷ lệ sinh. Chẳng hạn, giới chức một số thành phố đã kêu gọi sinh viên đại học hiến tinh để thúc đẩy tăng trưởng dân số, và nước này cũng có kế hoạch mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các phương pháp điều trị sinh sản.

Tuy nhiên, điều đó đã nêu bật những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này tìm cách ngăn tình trạng suy giảm lao động.

Viễn cảnh dân số già đi nhanh chóng có thể làm chậm nền kinh tế, khi nguồn thu giảm, nợ chính phủ tăng do chi phí phúc lợi và y tế tăng vọt. Các nhà nhân khẩu học cảnh báo rằng Trung Quốc có thể già trước khi giàu.

Yang Wenzhuang, Giám đốc Cục Giám sát Dân số và Phát triển Gia đình thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ gia đình để cải thiện tỷ lệ sinh, Paper đưa tin.

Ông Yang nhận định những lo ngại về tiền bạc và khả năng phát triển nghề nghiệp của phụ nữ là những yếu tố chính khiến nhiều người lựa chọn không sinh con, đồng thời cho rằng cần có các chính sách chính xác để cải thiện mức sinh.

"Chính quyền địa phương nên được khuyến khích tích cực khám phá và đưa ra những đổi mới táo bạo trong việc giảm chi phí sinh nở, chăm sóc trẻ em và giáo dục" để thúc đẩy sự phát triển dân số cân bằng và lâu dài, ông Yang nói.

ty le sinh thap anh 2

Trẻ em vui chơi tại một công viên ở Thượng Hải. Ảnh: New York Times.

Khó khăn tài chính

Channel NewsAsia nhận định xu hướng giảm sẽ không chỉ tiếp diễn, mà còn có khả năng tăng tốc trong thập kỷ tới. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn sẽ ở mức khiêm tốn trong ít nhất một thập kỷ nữa, trong khi chi phí nuôi con sẽ tiếp tục tăng. Dân số Trung Quốc hiện đã bắt đầu giảm và Ấn Độ sắp trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Lúc này, nhiều thanh niên Trung Quốc, những người được sinh ra dưới thời chính sách một con, tỏ ra không bằng lòng trước động thái khuyến khích sinh đẻ ở quốc gia có chi phí nuôi con đắt đỏ nhất thế giới.

Đối với nhiều người, những ưu đãi không giúp giải quyết lo ngại về chăm sóc cha mẹ già, hay về chi phí giáo dục và nhà ở tăng cao.

“Vấn đề cơ bản không phải là mọi người không thể sinh con mà là họ không đủ khả năng để chi trả cho việc sinh con”, Lu Yi, một y tá 26 tuổi ở Tứ Xuyên, chia sẻ.

Cô cho biết bản thân cần kiếm được ít nhất gấp đôi mức lương hàng tháng - tức 8.000 nhân dân tệ (khoảng 1.200 USD) - để có thể tính tới chuyện sinh con.

Nhiều quốc gia trên thế giới - từ Nhật Bản, Nga đến Thụy Điển - đã phải đối mặt với thách thức nhân khẩu học tương tự. Nhưng Trung Quốc già nhanh hơn các nước khác.

Trung Quốc thực hiện chính sách một con vào năm 1980 để giảm bớt dân số, tạo điều kiện cho tăng trưởng cho kinh tế. Tuy nhiên, chính sách này khiến tỷ lệ sinh giảm mạnh và dẫn đến sự thay đổi thái độ của các thế hệ đối với quy mô gia đình.

Chính sách một con vì thế đã được điều chỉnh trong thập kỷ qua. Trung Quốc vào tháng 7/2021 ra quyết định cho phép một cặp vợ chồng có ba con, đồng thời thực hiện một loạt biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển dân số cân bằng và lâu dài, Tân Hoa xã đưa tin.

Trong khi đó, việc chấm dứt chính sách một con vào năm 2016 không làm tăng số ca sinh, dù đã có những ưu đãi về tiền mặt và giảm thuế.

Bên cạnh đó, Tứ Xuyên, tỉnh lớn thứ năm của đất nước, gần đây dỡ bỏ mọi giới hạn về số lượng trẻ em mà cư dân có thể đăng ký khai sinh.

Đây từng là quy trình cần thiết cha mẹ được nghỉ phép có lương và được bồi hoàn viện phí. Bên cạnh đó, tỉnh này cũng cho phép các cặp đôi chưa kết hôn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

ty le sinh thap anh 3

Một đứa trẻ với mẹ và bà ngoại tại một trung tâm thương mại ở Thượng Hải. Ảnh: New York Times.

Trợ cấp là chưa đủ

Sau khi đất nước bị phong tỏa vì Covid-19, gần 1/5 người Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 đã thất nghiệp, khiến nhiều người càng thêm ngần ngại việc sinh con.

Trong cuộc khảo sát hồi năm ngoái với khoảng 20.000 người Trung Quốc trẻ tuổi, chủ yếu khoảng 18-25 tuổi, 2/3 số người được hỏi cho biết họ không muốn sinh con.

Các nhà nhân khẩu học cho rằng chi phí và áp lực của hệ thống giáo dục Trung Quốc là mối quan tâm chính, đồng thời đề xuất các giải pháp chính sách như rút ngắn thời gian đi học hai năm và loại bỏ kỳ thi cạnh tranh để vào cấp ba.

Hiện tại, nhiều thành phố ở Trung Quốc cố gắng giải quyết áp lực tài chính trong việc nuôi dạy con cái bằng các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt.

Tháng trước, Thâm Quyến, một thành phố lớn giáp ranh với Hong Kong, đã công bố đề xuất cung cấp 7.500 nhân dân tệ (khoảng 1.100 USD) cho các hộ gia đình có một con. Họ cũng sẽ được thêm hỗ trợ nếu sinh thêm con.

Tracy Chen, 36 tuổi, một luật sư ở Thâm Quyến, cho biết khoản trợ cấp chỉ đủ trang trải cho một tháng thuê bảo mẫu. Từ chỗ muốn sinh 3 con, cô Chen hiện nghĩ về việc chỉ sinh một con. Cô cho biết trợ cấp là sự hỗ trợ tốt nhưng "nó không đủ để ảnh hưởng đến việc bạn có con hay không”.

Trong khi đó, Lauren A. Johnston, một nhà kinh tế tại Đại học Sydney, người nghiên cứu nhân khẩu học Trung Quốc, nói rằng chi phí trong gia đình và giáo dục là những rào cản ngăn họ sinh thêm con.

“Nhiều người không đủ khả năng tự nuôi chính mình, đừng nói tới việc nuôi hai đứa con”, bà Johnston nói.

Sự bùng nổ của Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách được kết cấu thành 2 phần, bắt đầu với việc phác thảo bối cảnh lịch sử diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này.

Trung Quốc muốn đảo ngược suy giảm dân số, hãy nhìn vào Thụy Điển

Giới chuyên gia nhận định các chính sách của chính phủ có thể ngăn tỷ lệ sinh lao dốc, song không thể đảo ngược thực trạng các ca sinh giảm dần ở những nước phát triển.

'Quả bom nổ chậm' đe dọa hàng loạt quốc gia giàu có

Xu hướng tỷ lệ sinh sụt giảm - được ví như quả bom nổ chậm" - đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm