Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc đang phát triển tên lửa điện từ

Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển loại tên lửa phóng bằng lực đẩy điện từ thay vì sử dụng động cơ như hiện tại, giúp tăng tầm bắn và độ chính xác.

Trung Quốc đang phát triển tên lửa điện từ đầu tiên trên thế giới, cung cấp tầm bắn xa hơn và có thể giúp cho quân đội tạo ra lợi thế lớn ở các khu vực như cao nguyên Himalaya và Tây Tạng, theo tờ Khoa học và Công nghệ hàng ngày của Trung Quốc.

Chi tiết về tên lửa điện từ, chẳng hạn như tầm bắn chính xác, thời điểm triển khai của nó vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Han Junli, nhà khoa học hàng đầu của dự án nói rằng họ đã đạt được "tiến bộ đáng kể trên tên lửa điện từ".

Cải thiện tốc độ và tầm bắn

Tên lửa thông thường sử dụng động cơ nhiên liệu rắn hoặc lỏng để phóng lên không trung. Tên lửa mới sẽ được phóng bằng lực đẩy điện từ, tương tự máy phóng điện từ mà Mỹ sử dụng trên tàu sân bay lớp Ford. Công nghệ này cũng được sử dụng để phát triển pháo điện từ.

“Hệ thống phóng điện từ có thể cung cấp cho tên lửa tốc độ khởi động rất cao”, ông Han nói. Ông mô tả đây là dự án đầu tiên trên thế giới và cho biết nó đang phát triển theo kế hoạch với những đột phá lớn.

Ten lua dien tu anh 1
Pháo phản lực bắn loạt PHL-03, 300 mm của Trung Quốc, một thiết kế rất giống BM-30 Smerch của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Tên lửa điện từ mới được phát triển sau khi các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu điều kiện môi trường ở khu vực Tây Tạng, nơi có nhiệt độ rất thấp và không khí loãng.

Các loại tên lửa thông thường bị giảm tầm bắn, độ chính khác khi hoạt động ở khu vực này, do không khí loãng dẫn đến lực đẩy giảm, các vây lái ở đuôi khó điều chỉnh tên lửa đến đúng mục tiêu. Tên lửa phóng từ máy phóng điện từ sẽ giúp ổn định quỹ đạo khi tăng tốc độ khởi động, làm cho nó trở thành vũ khí mạnh hơn, đặc biệt là trên cao nguyên.

Tên lửa mới có cơ chế hoạt động như pháo phản lực bắn loạt, tăng vận tốc khởi động có thể mở rộng tầm bắn của nó. Han cho biết thêm sẽ không cần thiết phải triển khai các hệ thống pháo phản lực đến tất cả khu vực tiền tuyến ở Tây Tạng vốn rất tốn kém, thay vào đó, tên lửa điện từ với phạm vi xa hơn có thể bắn từ các khu vực xa biên giới.

Ten lua dien tu anh 2
Mẫu vũ khí được cho là pháo điện từ của Trung Quốc đang được thử nghiệm trên tàu đổ bộ Type-072. Ảnh: SCMP.

Có thể triển khai đối phó Ấn Độ

Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh nói: “Máy phóng điện từ có thể giúp ổn định tên lửa trong khi phóng qua đó cải thiện độ chính xác của nó”. Tên lửa có điều khiển thường có tầm bắn xa và khả năng cơ động tốt hơn nhưng có chi phí rất cao.

Pháo phản lực có chi phí thấp hơn nhiều và có thể bắn hàng trăm tên lửa vào một cụm khu vực để áp đảo mục tiêu. Truyền thông Trung Quốc nhận định tên lửa điện từ có thể được triển khai ở Tây Tạng. Hệ thống có tầm bắn hàng trăm kilomet và từ đó có thể tấn công khu vực trung tâm Ấn Độ.

Trung Quốc đã triển khai rộng rãi hệ thống pháo phản lực bắn loạt PHL-03, 300 mm, một thiết kế sao chép từ BM-30 Smerch của Nga, tầm bắn khoảng 150 km. Tầm bắn của tên lửa điện từ chưa được xác định nhưng có thể xa hơn nhiều so với các hệ thống pháo phản lực hiện có.

Theo một báo cáo chưa được xác nhận, Han đã lập kế hoạch chi tiết nhắm vào các địa điểm quân sự chính của đối thủ, đánh dấu địa điểm triển khai tên lửa, bao gồm chủng loại, tầm bắn và số lượng. Kế hoạch không kết nối đến một địa điểm cụ thể nhưng năm 2017, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã có 73 ngày căng thẳng ở Doklam, khu vực đang tranh chấp giữa “2 gã khổng lồ của châu Á”.

Trung Quốc khôi phục vũ khí cũ với AI Trung Quốc đang biến xe tăng Type-59 cũ thành phương tiện chiến đấu không người lái được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI).

Trung Quốc nhận lô Su-35 cuối cùng trong năm nay

Chính phủ Nga xác nhận 10 tiêm kích Su-35 còn lại trong hợp đồng bán 24 chiếc cho Trung Quốc sẽ được bàn giao đúng tiến độ trong năm nay.

Trung Hiếu - Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm