Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc có thể gây rối loạn thị trường chip

Bất chấp tình trạng dư thừa một số loại chất bán dẫn trong năm nay, nhiều nhà sản xuất đến từ Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh nguồn cung, có thể dẫn đến bão hòa thị trường.

Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc tăng cường năng lực sản xuất bất chấp dư thừa nguồn cung. Ảnh: Reuters.

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập hàng quý gần đây, Zhao Haijun, Giám đốc điều hành của Semiconductor Manufacturing International Corporation, nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc đã dự đoán về tình trạng “dư thừa nguồn cung chất bán dẫn trên toàn cầu”. Đồng thời, ông Zhao cho biết công ty sẽ tăng chi tiêu vốn lên mức 7,5 tỷ USD.

Theo Financial Times, đây có thể là thách thức lớn đối với lĩnh vực chất bán dẫn khi các công ty đến từ Trung Quốc, được hưởng lợi nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ, đang tăng cường năng lực sản xuất bất chấp lo ngại về dư thừa nguồn cung.

Theo một công ty tư vấn, năng lực sản xuất chip của Trung Quốc sẽ tăng 60% trong 3 năm tới và có thể tăng gấp đôi đến năm 2029. Do những hạn chế của phương Tây đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, quốc gia này buộc phải chuyển hướng sang vi xử lý cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong ôtô và thiết bị tiêu dùng.

Giám đốc điều hành của TSMC gần đây cũng bày tỏ mối lo ngại về tình trạng dư thừa công suất ở các phân khúc chip cơ bản.

Tuy nhiên, những phân khúc vi xử lý bị dư thừa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo phân tích của Financial Times, có nhiều loại chip cơ bản đang được sản xuất phân mảnh ở nhiều nhà máy khác nhau. Do đó, nhóm công ty Trung Quốc sẽ khó chiếm được phần lớn thị phần trong mọi lĩnh vực.

Hiện tại, cả Mỹ, Nhật Bản và EU đang tranh luận về tình trạng dư thừa nguồn cung chip của Trung Quốc. Để đối mặt với vấn đề này, nhóm các quốc gia và khối kể trên dự định trợ cấp cho các dự án sử dụng chip không có nguồn gốc Trung Quốc và hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các công ty đến từ nước này.

Trong khi EU nhìn nhận vấn đề dư thừa chip là một yếu tố gây tổn hại đến hoạt động thương mại của khối, Mỹ và Nhật Bản lại quan ngại vấn đề bảo mật của những thiết bị sử dụng vi xử lý do Trung Quốc sản xuất.

Bên cạnh hoạt động điều tra của các chính phủ về tình trạng dư thừa nguồn cung chip, các công ty trong ngành cũng sớm phải đưa ra giải thích về những tác động tiềm tàng khi phụ thuộc vào chip giá rẻ của Trung Quốc.

Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.

Cấm vận không hiệu quả, Mỹ muốn chặn Trung Quốc dùng công nghệ này

RISC-V, công nghệ quan trọng trong thiết kế chip do đại học của Mỹ phát minh, đang là giải pháp được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc.

Chip nhớ rớt giá, lợi nhuận Samsung giảm mạnh

Đây là mức thấp nhất trong suốt 15 năm qua của tập đoàn công nghệ Hàn Quốc.

Sự thật sau đột phá công nghệ bán dẫn của Huawei

Con chip 5 nm Huawei vừa công bố thực tế là bản mẫu do TSMC sản xuất từ 2020.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm