Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc chuẩn bị đóng tàu sân bay thứ tư, dừng kế hoạch tàu thứ năm

Trung Quốc sắp bắt đầu đóng mới tàu sân bay thứ tư, nhưng kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm thứ năm bị hoãn lại do khó khăn kỹ thuật.

South China Morning Post, dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc, cho biết những thách thức kỹ thuật và chi phí cao khiến cho kế hoạch tàu thứ năm tạm đình chỉ. Bên cạnh đó, việc sáp nhập 2 công ty đóng tàu lớn nhất Trung Quốc dường như không tạo ra được tác động đáng kể nào trong ngắn hạn về việc đẩy nhanh tốc độ chương trình tàu sân bay.

Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay duy nhất đang hoạt động là Liêu Ninh. Tàu Liêu Ninh thuộc lớp Varyag chưa hoàn thành của Liên Xô, Bắc Kinh mua từ Ukraine và tân trang lại.

Tàu sân bay được đóng mới trong nước đầu tiên là Type-001A đang tiến hành các thử nghiệm trên biển và có thể sớm được đưa vào hoạt động.

Quá trình đóng mới tàu sân bay nội địa thứ hai hiện đại hơn, được gọi là Type-002 đã bắt đầu từ 2 năm trước. Một nguồn tin hải quân Trung Quốc cho biết quá trình đóng mới tàu sân bay Type-002 thứ hai có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2021.

Dừng ở 4 tàu sân bay

Trước đó, một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết Bắc Kinh có kế hoạch sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035, trong đó có ít nhất 4 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu sân bay mới sẽ được trang bị máy phóng điện từ, tương tự siêu hàng không mẫu hạm lớp Ford của Mỹ.

Chuong trinh tau san bay Trung Quoc anh 1
Các thành phần của tàu sân bay Type-002 đang được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Ảnh: South China Morning Post.

Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình sử dụng trên tàu sân bay và đang tranh luận việc chọn FC-31 hay phiên bản của J-20. Trung Quốc hiện chỉ có một loại tiêm kích trên hạm là J-15, trong khi Mỹ có 2 loại.

Tuy nhiên, nguồn tin cho biết kế hoạch đóng mới tàu sân bay thế hệ tiếp theo dường như đang bị hoãn lại, khi các kỹ sư đấu tranh để khắc phục các vấn đề kỹ thuật.

“Không có kế hoạch chế tạo thêm hàng không mẫu hạm mới”, nguồn tin giấu tên nói.

Tàu sân bay thứ ba và thứ tư trong chương trình nghị sự vẫn là Type-002. Đây là loại tàu sân bay nhiều khả năng được trang bị máy phóng điện từ, bỏ qua giai đoạn sử dụng máy phóng hơi nước như tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.

Trong khi đó, một nguồn tin khác cho biết tàu sân bay Type-002 sẽ chạy bằng động cơ thông thường, nhưng các chỉ huy hải quân Trung Quốc vẫn đang xem xét về kế hoạch đóng mới tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tiên tiến hơn.

Như vậy, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ duy trì kế hoạch 4 tàu sân bay trong thời gian tới. Tham vọng sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035 có thể không đạt được.

Quá nhiều thử thách kỹ thuật

Hôm 26/11, một buổi lễ lớn được tổ chức tại Bắc Kinh để đánh dấu sự hình thành công ty đóng tàu lớn nhất thế giới. Công ty này là sự sáp nhập giữa Tập đoàn Đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC).

Chuong trinh tau san bay Trung Quoc anh 2
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng các tàu hộ tống trong một đợt diễn tập trên biển. Ảnh: Reuters.

Tập đoàn mới vẫn giữ tên gọi CSIC với 147 viện nghiên cứu, doanh nghiệp kinh doanh và các công ty niêm yết với tổng giá trị tài sản khoảng 790 tỷ nhân dân tệ (112 tỷ USD). Theo Tân Hoa xã, tập đoàn này sử dụng 310.000 lao động.

Những người trong cuộc nói rằng việc sáp nhập sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của CSIC, nhưng sẽ không giúp đẩy nhanh quá trình đóng mới tàu sân bay. Các kỹ sư đã tìm thấy một số vấn đề kỹ thuật. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn của kế hoạch là việc phát triển tiêm kích trên hạm mới.

Những vấn đề trên sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết, nguồn tin cho biết. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được công nghệ hạt nhân cần thiết.

Trung Quốc đã chế tạo thành công và đưa vào sử dụng lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm. Tuy nhiên, việc chế tạo lò phản ứng hạt nhân để sử dụng trên chiến hạm cỡ lớn như tàu sân bay khó khăn hơn nhiều so với tàu ngầm. Những người trong cuộc cho biết thêm, việc thử nghiệm máy phóng điện từ để phóng J-15, tiêm kích trên hạm duy nhất của Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn bắt buộc.

Chế tạo tàu sân bay thuộc loại dự án phức tạp và tốn kém nhất thế giới. Nó sử dụng rất nhiều công nghệ tinh vi. Đây là lĩnh vực mới cho các nhà máy đóng tàu và kỹ sư Trung Quốc. Họ thực sự cần nhiều thời gian để bắt kịp, nguồn tin cho biết.

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc lộ vấn đề kỹ thuật

Vừa hoàn thành đợt thử nghiệm kéo dài 4 ngày, tàu sân bay Type-001A do Trung Quốc tự đóng phải ra biển để thử nghiệm thêm. Điều này cho thấy có vấn đề kỹ thuật cần khắc phục.

Trung Quốc sẽ đóng 4 tàu sân bay hạt nhân để cạnh tranh với Mỹ

Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết nước này sẽ chế tạo 4 tàu sân bay hạt nhân vào năm 2035 để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và mở rộng sức mạnh.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm