Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc chuẩn bị bản đồ 'nuốt' trọn Biển Đông thế nào?

Quân đội Trung Quốc ngạo mạn tuyên bố thời kỳ Bắc Kinh phụ thuộc vào bản đồ nước ngoài đã chấm dứt với việc in bản đồ ‘nuốt trọn’ Biển Đông.

Báo Giải phóng quân Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của quân đội, sáng nay đăng bài viết với tiêu đề: Trung Quốc in bản đồ biển các vùng nước trên thế giới, kết thúc giai đoạn dựa dẫm.

Bài báo nói Nhà xuất bản bản đồ giấy và điện tử phát hành Tấm bản đồ thể hiện dã tâm bành trướng theo chủ nghĩa Đại Hán, nhà xuất bản Hải quân Trung Quốc in ấn. Theo tác giả, ấn phẩm mới vẽ đã “thể hiện đầy đủ bản đồ biển của cả thế giới”.

Bản đồ mới của Trung Quốc với đường lưỡi bò 10 đoạn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bản đồ mới của Trung Quốc với đường lưỡi bò 10 đoạn. Ảnh: Tân Hoa Xã

Báo Giải phóng quân ngạo mạn tuyên bố, thời kỳ mà hải quân và tàu dân dụng Bắc Kinh phải dựa vào những “tấm bản đồ ngoại quốc” đã kết thúc.

Theo giới truyền thông Trung Quốc, nhiều năm qua, hải quân nước này đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau ở các vùng biển sâu, hoạt động kinh tế của tàu thuyền dân sự cũng tăng mạnh. Do đó, Trung Quốc cho rằng cần phải có bản đồ mới do các cơ quan trong nước phát hành. Trung Quốc ngụy biện về bản đồ mới bằng những ngôn từ lộ rõ dã tâm biến Biển Đông và những vùng biển khác thành "ao nhà" : Để bảo vệ quyền lợi biển, đại dương quốc gia, phát triển kinh tế biển, ghi rõ vùng biển thuộc chủ quyền trong nước và nước ngoài.

Tấm bản đồ 10 đoạn, thay vì 9 đoạn như trước, của Bắc Kinh "nuốt trọn" Biển Đông, đòi hỏi chủ quyền vào sát bờ biển Việt Nam, Philippines và cả Malaysia. Nhiều nước, bao gồm Việt Nam, lên án yêu sách vô lý của Bắc Kinh bởi tính phi lý và sự chà đạp luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982 mà chính Trung Quốc đã ký.

Báo chí quốc tế mỉa mai bản đồ mới của Trung Quốc

Nhiều báo lớn trên thế giới dùng lời lẽ châm biếm để nói về tấm bản đồ "nuốt" trọn Biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành, đồng thời khẳng định nó không có giá trị pháp lý.

Theo một số nhà phân tích, Bắc Kinh đang muốn thoát ra khỏi thời kỳ ‘thao quang dưỡng hối’ (ẩn mình chờ thời) mà Đặng Tiểu Bình từng nói.

Khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách ‘Thao quang dưỡng hối’ với các điểm: “Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn thân, không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”. Theo phương châm này, Trung Quốc nhanh chóng phá vỡ sự cô lập quốc tế bằng cách cải tổ kinh tế và chính sách mở cửa. Tuy nhiên, sau khi đạt một số thành tích kinh tế, Bắc Kinh không còn che giấu nổi tham vọng bá quyền.

 

 

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu tiết lộ, Trung Quốc sẽ còn phát hành bản đồ điện tử để thể hiện cái mà họ gọi là “lợi ích cốt lõi quốc gia”. Công việc chuẩn bị cho phát hành, in ấn hai loại bản đồ này "đã diễn ra từ năm 2011".

Theo tạp chí National Interest của Mỹ, giá trị hàng hóa vận chuyển trên Biển Đông đạt tới 5.000 tỷ USD/năm. Vì thế việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 90% khu vực Biển Đông là một mối nguy thực sự đối với các nước trong khu vực. Thế giới sẽ không cho phép bất cứ một bản đồ nào, hay một âm mưu nào của Trung Quốc đạt mục đích.

Giới truyền thông Ấn Độ ngày 28/6 đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới, trong đó thể hiện Arunachal Pradesh – bang ở phía đông bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng. Báo India Today trích truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định “Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ".

 

 

Trong cuộc họp báo hôm 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, cũng đã khẳng định, việc phát hành bản đồ mới của Trung Quốc là động thái vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế với "đường 10 đoạn" nuốt gần trọn Biển Đông. Nhiều nước trên thế giới cũng đã lên án tấm bản đồ phi pháp, cho rằng nó chống lại luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc từng ký.

 

 

 

 

Nếu Trung Quốc thay đổi quan điểm đã có từ lâu rằng vùng biển quốc tế không phải lãnh thổ của một quốc gia mà là nơi các quốc gia có thể cùng tạo ra những lợi ích chung thì đó sẽ là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm.

 

http://vtc.vn/311-494293/quoc-te/ban-do-nuot-tron-bien-dong-duoc-bac-kinh-chuan-bi-the-nao.htm

Theo Phương Mai/VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm