Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trao giải 'Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020'

Ban giám khảo vòng chung kết cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020" đã chọn ra những bài thi xuất sắc để trao giải ngày 23/10.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức được phát động từ tháng hai. Đây là hoạt động có ý nghĩa dành cho học sinh, sinh viên với mục đích khơi dậy hứng thú, niềm đam mê độc sách.

Từ đó, cuộc thi thúc đẩy phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen, phương pháp và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.

Sau 8 tháng phát động và triển khai, các cá nhân, tổ chức ở 46 tỉnh, thành đã tham gia vòng sơ khảo. Ban tổ chức nhận được hơn một triệu bài dự thi của gần 5.400 học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, học viện.

Ban tổ chức đã trao hai giải đại sứ, tám giải nhất, 16 giải nhì, 52 giải ba, 180 giải khuyến khích và nhiều giải chuyên đề.

van hoa doc anh 1

Nhiều em gửi bài dự thi theo hình thức song ngữ. Ảnh: Hứa Mộc.

Em Nguyễn Hoàng Yến, học sinh trường THPT Đông Triều (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), một trong hai cá nhân giành giải "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020", thể hiện niềm vui khi có cơ hội được chia sẻ cuốn sách mình yêu thích, tạo được dấu ấn và sự đồng cảm với nhiều bạn trẻ.

Theo TS Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020" diễn ra trên phạm vi cả nước.

"Nếu như năm ngoái có hơn 536.000 em tham gia, con số này của cuộc thi năm nay tăng gần gấp đôi", bà Ngà thông tin.

Cuộc thi đã trở thành sân chơi, diễn đàn, để các bạn trẻ lan tỏa tình yêu đọc sách, trân trọng sách, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp thúc đẩy văn hóa đọc trong học sinh, sinh viên.

Tham dự lễ trao giải, GS Nguyễn Lân Dũng nói với Zing rằng ông cảm động vì có học sinh cấp một đã viết được những bài ý nghĩa.

Ông hy vọng với sự phát triển của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, các bạn trẻ có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách, trong đó bao gồm cả sách điện tử.

GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh việc phải phát triển nhiều hơn nữa ebook, cửa hàng ebook để phục vụ nhu cầu này của bạn trẻ.

Đề xuất thành lập Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc

Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc có thể hoạch định chiến lược, kế hoạch dài hạn, tổ chức các hoạt động, giám sát, đôn đốc đơn vị thực hiện văn hóa đọc.

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư, trường học

Ngày hội văn hóa đọc quận 2 (TP.HCM) mô phỏng không gian đọc sách trên phương tiện giao thông công cộng và giới thiệu tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm