Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh chấp lãnh thổ chưa thể chia rẽ Nga - Nhật

Tranh chấp quần đảo Nam Kuril là rào cản quan hệ song phương. Tuy nhiên, Nga, Nhật có nhu cầu phối hợp lớn hơn trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế nên họ "vừa đánh vừa đàm", vừa đấu tranh, vừa hợp tác.

Tranh chấp lãnh thổ chưa thể chia rẽ Nga - Nhật

Tranh chấp quần đảo Nam Kuril là rào cản quan hệ song phương. Tuy nhiên, Nga, Nhật có nhu cầu phối hợp lớn hơn trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế nên họ "vừa đánh vừa đàm", vừa đấu tranh, vừa hợp tác.

>>  Nga, Nhật hợp tác nhân bản voi ma mút

"Chọc giận" Nhật

Quần đảo Nam Kuril gồm các đảo Kunashir, Shikotan, Rocks Khabomai và Iturup nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Từ đó, nó được mặc định là lãnh thổ của Nga. Trong khi đó, Nhật Bản khăng khăng quần đảo thuộc về mình, là một phần trong Lãnh thổ phía Bắc của họ.

Tranh chấp lãnh thổ truyền thống giữa Nga và Nhật liên quan đến quần đảo Nam Kuril leo lên đỉnh điểm nhất vào hồi tháng 11/2010 sau chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Nga thời đó (cũng chính là Dmitry Medvedev) tới đó.

Tiếp đó, hồi tháng 2/2011, nối dài thêm căng thẳng Nga – Nhật là sự kiện Tổng thống Medvedev cho phép triển khai vũ khí tới quần đảo Nam Kuril. Ông giải thích rằng động thái này nhằm đảm bảo an ninh khu vực. Để trấn an láng giềng Nhật Bản, ông Medvedev nhấn mạnh rằng việc đó không nhằm mục tiêu chống lại Nhật Bản.

“Đây là lãnh thổ của chúng tôi và việc triển khai các trang thiết bị quân sự ở đây là là cần thiết. Những động thái như vật là có lý do và hợp lý, do đó, không nên xem chúng là các hành động quân phiệt”, ông Medvedev nhấn mạnh.

Chuyến thăm của Thủ tướng Medvedev tới đảo Kuril diễn ra chỉ 2 tuần sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán song phương về tranh chấp lãnh thổ.

Cùng một loạt thành viên chính phủ, trong đó có Phó Thủ tướng Olga Golodets, Bộ trưởng Các Vấn đề Viễn Đông Viktor Ishayev, Bộ trưởng Phát triển khu vực Oleg Govorun và Thống đốc vùng Sakhalin Alexander Khoroshavin, Thủ tướng Medvedev thăm quần đảo Kuril – khu vực mà Nhật Bản tuyên bố có chủ quyền.

Trước thềm chuyến thăm, ông Medvedev phát biểu: “Tôi tin rằng các thành viên của điện Kremlin tới thăm quần đảo Kuril là việc vô cùng ý nghĩa. Chúng tôi từng có các chuyến thăm tương tự trước đây và chính phủ mới sẽ tiếp tục. Lý do đơn giản mà vô cùng quan trọng là quần đảo là một phần lãnh thổ của Sakhalin, là lãnh thổ thiêng liêng của Nga. Các láng giềng có lãnh thổ riêng của họ, chúng ta có của chúng ta. Chúng ta đang đứng trên lãnh thổ của chúng ta và chúng ta đánh bắt cá của chúng ta”.

Về phía Nhật Bản, chuyến thăm của Nga khiến giới chức Tokyo "tức điên". Tổng Thư ký Nội các Osamu Fudzimura tuyên bố, động thái này là “không phù hợp” với lập trường của Nhật Bản và cảnh báo: “Nga nên nhận thức điều đó”. Còn Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu Đại sứ Nga tại Tokyo Evgeny Afanasiev phải giải thích rõ rằng về động cơ và mục đích của chuyến thăm này. Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba tuyên bố, chuyến thăm sẽ làm quan hệ Nga – Nhật xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, Interfax dẫn lời Thứ trưởng phụ trách các quan hệ đối ngoại Kenichiro Sasae, chuyến thăm là “không thể chấp nhận được và đây là một sự kiện vô cùng đáng tiếc”.

 

Quan hệ Nga - Nhật đứt gãy

Dù cương quyết khẳng định chủ quyền không thể phủ nhận của Nga đối với các đảo tranh chấp – "chúng là một phần thiêng liêng của đất nước", về cơ bản, lập trường của Moscow là muốn duy trì quan hệ hữu nghị với láng giềng.

Bất chấp tranh chấp lãnh thổ, lập trường của Tổng thống Nga Putin (phải) là giữ quan hệ hữu nghị với láng giềng.

Tổng thống Nga Putin cho rằng, cần đặt hợp tác kinh tế song phương lên trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Đây là cách tiếp cận cơ bản mà Moscow thực hiện từ thời Liên Xô nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ kinh tế từ phía Nhật Bản; đồng thời tránh đưa ra những nhượng bộ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản

Trong khi đó, Nhật Bản cũng từ "bỏ chính" sách truyền thống là gắn liền các vấn đề chính trị với kinh tế. Do giải quyết vấn đề lãnh thổ là vô cùng khó khăn, Tokyo dần ngả theo cách tiếp cận thực dụng để hợp tác kinh tế với Mocow. Kim ngạch thương mại song phương Nga-Nhật tăng lên mức kỷ lục là 30 tỷ USD trong năm ngoái.

Có một vài minh chứng cho thấy sự tích cực của Nga và Nhật để tránh đóng băng quan hệ song phương, hướng tới hợp tác và phát triển trong thời gian gần đây. Thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân tháng 3/2011 tàn phá Nhật Bản tạo ra bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Nga nhanh chóng cung cấp cho Nhật Bản khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và giảm bớt tình trạng căng thẳng năng lượng ở nước này. Nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nhật Bản tăng vọt, kể từ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima buộc Nhật Bản phải đóng cửa nhiều nhà máy điện hạt nhân và phải dựa nhiều hơn về các nhà máy nhiệt điện. Nhật Bản hiện là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, với con số 80 triệu tấn/năm.

Ngược lại, Tổng thống Putin từng bày tỏ ý định nối lại đàm phán với Tokyo về 4 hòn đảo. Khi được hỏi về việc làm thế nào để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, ông đề cập đến “giải pháp 50-50” trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cách đây 40 năm và ngụ ý cách tiếp cận tương tự có thể được thực hiện với Tokyo.

Tiếp đó, trong cuộc gặp đầu tiên của với nhà lãnh đạo Nga, diễn ra bên lề của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Mexico ngày 18/6, Thủ tướng Noda cũng nhấn mạnh ông muốn cuộc gặp này là sự khởi đầu cho các cuộc họp cấp bộ trưởng về giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Gần đây nhất, ngày 27/6, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) Shigeru Isawaki đến Moscow để hội đàm với Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Nikolai Makarov. Ngày hôm sau, đoàn đại biểu quân đội Nhật Bản do Tổng tham mưu trưởng JSDF Iwasaki dẫn đầu đến thăm một lữ đoàn bộ binh cơ giới và một trung tâm đào tạo phi công quân sự gần thủ đô Moscow. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên trong vòng 4 năm qua của một Tổng tham mưu trưởng JSDF.

Những đệ nhất phu nhân nổi tiếng nhất Trung Đông Yasser Arafat chết vì bị đầu độc? Mỹ tập trung vũ khí gần Iran
Những đệ nhất phu nhân nổi tiếng nhất Trung Đông Yasser Arafat chết vì bị đầu độc? Mỹ tập trung vũ khí gần Iran
Nga muốn cấp xe tăng và trực thăng cho kẻ thù của Mỹ
            Cảnh sát khám nhà cựu tổng thống Pháp Ấn Độ: phố biến thành sông
Nga muốn cấp xe tăng và trực thăng cho kẻ thù của Mỹ Cảnh sát khám nhà cựu tổng thống Pháp Ấn Độ: phố biến thành sông

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm