Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trái đất trước và sau biến đổi khí hậu

San hô chuyển sang màu trắng, sông băng tan chảy, hàng triệu cây thông chết hàng loạt, hồ lớn thứ 6 thế giới thu hẹp là những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu trên địa cầu.

Great Barrier là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất hành tinh - gồm hơn 3.000 hòn đá ngầm và khoảng 900 hòn đảo, có chiều dài tới 2.600 km và bao phủ khu vực có diện tích 344.000 km2. Nó là một trong những rạn san hô có mức độ đa dạng sinh học cao. Nhiệt độ nước biển tăng và tình trạng axit hóa đại đương do biến đổi khí hậu là hai trong những hiểm họa đối với Great Barrier. Chúng gây nên hiện tượng tẩy trắng san hô. Khi san hô chuyển sang màu trắng, chúng sẽ dễ chết hơn. San hô là một trong những thành phần quan trọng đối với hệ sinh thái đại dương.
Những cây thông khỏe mạnh từng bao phủ khu vực có diện tích tới vài chục triệu hecta ở phía tây bắc Mỹ và phía tây Canada. Song ngày nay một loài côn trùng đã tàn phá khiến vô số cây thông chết và vạt rừng mênh mông chuyển sang màu nâu. Sự tàn phá thông của côn trùng là một trong những hậu quả của tình trạng ấm lên toàn cầu.
Băng và tuyết từng phủ kín Matterhorn, một trong những ngọn núi cao nhất thuộc dãy Alps ở khu vực giữa Italy và Thụy Sĩ, vào năm 1960. Nhưng trong một ảnh về Matterhorn vào ngày 18/8/2005, phần lớn băng đã biến mất.
Một ảnh về sông băng Muir thuộc bang Alaska, Mỹ hồi cuối thế kỷ 19 cho thấy vô số tảng băng trên sông. Nhiều tảng có chiều dài tới 2 m. Nhưng trong một ảnh được chụp ở cùng vị trí vào năm 2005, các tảng băng không còn nằm trong tầm mắt.
Danube, sông dài thứ hai ở châu Âu, chảy từ Đức tới Romania để đổ ra Biển Đen. Lưu vực sông Danube có tầm quan trọng đối với hoạt động công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp và vận tải. Trong khoảng thời gian giữa năm 2011 và 2012, tình trạng hạn hán khiến mực nước sông Danube thấp kỷ lục. Nhiều thuyền, tàu mắc kẹt và tuyến đường thủy quan trọng của châu Âu cũng tê liệt.
Trong thập niên 30 của thế kỷ trước, hồ Chad ở châu Phi có diện tích lớn thứ 6 thế giới. Nó cung cấp nước cho ít nhất 20 triệu người tại Niger, Cameroon, Chad và Nigeria. Ngày nay diện tích của hồ chỉ tương đương 20% so với hồi thập niên 30. Hoạt động thủy lợi, sự xuất hiện của đập thủy điện trên các dòng sông và biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến diện tích hồ giảm.
Quần đảo San Blas thuộc Panama là nơi bộ tộc Guna sống. Hiện tượng trái đất ấm lên đang đe dọa lối sống truyền thống của họ. Do nước biển dâng, họ phải chứng kiến cảnh lụt lội nhiều ngày trong mọi mùa mưa. Tấm biển hiệu giao thông với dòng chữ "Giảm tốc độ" trong ảnh đang chìm dần trong nước biển.
Nằm ở phía bắc nước Anh, Whitby từng là một thành phố nhộn nhịp với vô số tàu cá, thương nhân và du khách. Ngày nay, Whitby chỉ là một đô thị đìu hiu với những đống lưới, giỏ trên bờ biển và tàu cá chờ tới ngày mục nát. Ngư dân ở Whitby buộc phải bỏ nghề do biến đổi khí hậu khiến cá di chuyển về phía bắc. Chỉ khoảng 200 ngư dân cố gắng bám trụ ở đây.

Cuộc sống trên hòn đảo đang chìm dần

Tình trạng biến đổi khí hậu khiến một hòn đảo ở Ấn Độ đang ngập dần dưới nước và mất đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống của vài nghìn dân nơi đây.

Linh Phong

Ảnh: Business Insider

Bạn có thể quan tâm