Vệ tinh Bắc Đẩu cuối cùng được tên lửa đẩy Long March 3B phóng thành công lên quỹ đạo vào sáng sớm 23/6, Reuters dẫn nguồn tin truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Vệ tinh Bắc Đẩu 3 là cái thứ 35 và cuối cùng của hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu do Trung Quốc thiết kế. Một dự án trị giá hơn 10 tỷ USD, câu trả lời của Bắc Kinh đối với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
Sứ mệnh phóng vệ tinh Bắc Đẩu 3 được lên kế hoạch vào ngày 16/6, nhưng các chuyên gia đã phát hiện lỗi kỹ thuật trong quá trình kiểm tra trước khi phóng, Tân Hoa Xã cho biết nhưng không đề cập đến lỗi cụ thể.
Tên lửa đẩy Long March 3B đã phóng thành công vệ tinh Bắc Đẩu 3 lên quỹ đạo. Ảnh: SCMP. |
Sự phát triển của hệ thống định vị Bắc Đẩu được khởi xướng vào những năm 1990, khi quân đội Trung Quốc nhận thấy cần phải xây dựng hệ thống định vị độc lập với GPS của Mỹ. Nó được thúc đẩy bởi một sự cố đáng quên vào năm 1996, khi quân đội Trung Quốc mất dấu 2 tên lửa trong một cuộc tập trận vì sự gián đoạn của GPS.
Vệ tinh đầu tiên của hệ thống Bắc Đẩu được phóng lên quỹ đạo vào năm 2000 và đang sử dụng vệ tinh thế hệ thứ 3 do Trung Quốc chế tạo. Hệ thống Bắc Đẩu đang dần mở rộng từ chỉ sử dụng cho quân sự sang dân sự và thương mại.
Từ năm 2015, Trung Quốc bắt đầu phóng lên quỹ đạo 30 vệ tinh thế hệ 3, cùng 5 vệ tinh dự phòng cho phép phủ sóng toàn cầu.