Tối 9/3, đoàn liên ngành UBND quận Phú Nhuận gồm trật tự đô thị, công an và lãnh đạo các phường tổ chức đi kiểm tra, xử lý người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường trên địa bàn.
Lúc 19h15, một nhà hàng hải sản ở số 133A Trần Huy Liệu (phường 8) để nhiều bộ bàn ghế lấn gần hết vỉa hè. Khi thấy lực lượng chức năng, nhiều người trong quán liền gọi thực khách đứng dậy vào bên trong.
Nhiều bộ bàn ghế tại quán nhậu trên đường Trần Huy Liệu bị tạm giữ vì lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: A.H. |
Tổ công tác đã lập biên bản, thu giữ nhiều bộ bàn ghế và hẹn chủ quán lên trụ sở làm việc. Đại diện chủ quán nhậu này cũng thừa nhận vi phạm và cam kết không lấn chiếm vỉa hè thời gian tới.
Khoảng 20 phút sau, khi tổ công tác kiểm tra trên đường Cao Thắng, phường 17 (quận Phú Nhuận), nhiều người để bàn ghế, xe đẩy dưới lòng đường liền bỏ chạy.
Lực lượng chức năng giữ lại một số xe đẩy, lập biên bản xử phạt và tạm giữ tang vật.
Một xe đẩy bán nước trên đường Cao Thắng bị lực lượng đô thị tạm giữ. Ảnh: A.H. |
Quán cơm quê tại góc giao lộ Cao Thắng - Nguyễn Văn Trỗi (phường 17) cũng để xe máy lấn chiếm lòng lề đường bị đoàn liên ngành lập biên bản.
“Quán tôi thỉnh thoảng mới để xe như vậy chứ không thường xuyên. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, thuê mặt bằng giữ xe”, một nhân viên tại đây chia sẻ.
Đến 20h, lực lượng chức năng quận Phú Nhuận đã tạm giữ hàng chục bộ bàn ghế, xe đẩy, biển quảng cáo.
Ông Lê Thanh Phong, Tổ trưởng tổ cơ động, Đội Quản lý trật tự đô thị quận Phú Nhuận, cho biết trước khi đi kiểm tra, lực lượng chức năng các phường đã tuyên truyền đến các hộ kinh doanh không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.
Đoàn liên ngành sẽ lập biên bản tạm giữ tang vật vi phạm và mời người chủ lên làm việc. “Một số người biết số tiền phạt cao hơn giá trị tang vật bị tạm giữ nên họ không lên làm việc. Quá trình đi kiểm tra, lực lượng cũng gặp nhiều khó khăn vì các hộ kinh doanh không hợp tác”, ông Phong nói.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.