Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Phát triển kinh tế tri thức từ sách

Những năm qua, bên cạnh phát triển kinh tế, TP.HCM còn có nhiều sáng kiến phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng những con người thành phố có tri thức, nhân cách, lối sống đẹp.

Sự phát triển của thành phố không chỉ dựa trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực văn hóa, xã hội. Với định hướng chiến lược để phát triển của TP.HCM là kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế số, việc phát triển văn hóa đọc để nâng cao tri thức tổng quát, nâng cao trình độ học vấn, trình độ lao động là tất yếu.

Đưa văn hóa đọc đến mọi đối tượng, khu vực

Trong nhiều năm qua, TP.HCM không ngừng đầu tư cho công tác phát triển văn hóa đọc. Công tác này những năm gần đây càng được tập trung hơn và đã cho nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, về tổng thể, thị trường xuất bản, phát hành của thành phố đều có sự tăng trưởng qua từng năm. Thành phố cũng là đơn vị tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện về sách, xuất bản có quy mô quốc tế, quốc gia.

phat trien van hoa doc anh 1

Ông Lâm Đình Thắng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM. Ảnh: Thanh Trần.

Chia sẻ với ZNews - Tri thức, ông Lâm Đình Thắng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM - cho biết: “Các sự kiện này không chỉ thể hiện được sự tin tưởng của các cơ quan trung ương, cơ quan quốc tế tín nhiệm khả năng tổ chức của thành phố mà còn giúp kết nối, mở rộng thị trường ngành xuất bản thành phố, đóng góp tăng doanh thu cho các đơn vị tham gia và trên hết là tạo điểm nhấn lan tỏa, thúc đẩy văn hóa đọc của người dân, nhất là thanh thiếu nhi thành phố”.

Các hoạt động giao lưu về sách, xây dựng không gian văn hóa lan tỏa giá trị của sách được tổ chức thường xuyên, cũng góp phần giúp TP.HCM trở thành mảnh đất sôi động dành cho những người yêu sách. Chỉ tính riêng hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của các đơn vị xuất bản, phát hành sách, theo Sở Thông tin và Truyền thông, trong năm 2023 đã có 179 sự kiện, trung bình cứ 2 ngày lại diễn ra 1 hoạt động về phát triển văn hóa đọc.

Đặc biệt, mô hình đường sách tại đường Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP.HCM) trong những năm qua đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân thành phố. Hàng nghìn lượt khách đến đường sách mỗi ngày là minh chứng cho nhu cầu đọc sách của người dân ngày càng cao, đồng thời là kết quả cho những nỗ lực không ngừng nhằm tạo dựng một không gian văn hóa sáng tạo, thân thiện và gắn liền với sách.

Theo ông Lâm Đình Thắng, Đường sách TP.HCM tại đường Nguyễn Văn Bình đã trở thành một điểm sáng trong ngành xuất bản không chỉ của thành phố mà còn của cả nước. Một số thiết chế văn hóa đọc khác của thành phố vẫn đang phát huy hiệu quả, đáp ứng phần nào nhu cầu đọc sách, giao lưu về sách của người dân thành phố.

Tuy nhiên, với mục tiêu đưa văn hóa đọc đến gần hơn với mọi đối tượng trên địa bàn thành phố, ông cho rằng thành phố vẫn cần thêm nhiều không gian đọc sách, sinh hoạt về sách cho người dân thành phố ở nhiều địa phương khác, nhất là ở các khu vực vùng xa trung tâm, các huyện ngoại thành.

phat trien van hoa doc anh 2

Các hoạt động phát triển văn hóa đọc đa dạng không chỉ phục vụ nhu cầu tri thức của người dân thành phố mà còn thu hút du khách quốc tế. Ảnh: Khương Nguyễn.

“Mục đích là để mọi người dân trên địa bàn thành phố đều có thể tiếp cận dễ dàng với sách để học tập, làm việc và nâng cao tri thức. Do đó, thành phố đặt kế hoạch phát triển các không gian sách, không chỉ là mô hình đường sách mà là các mô hình phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị về địa bàn, quy mô, kinh phí, đối tượng, miễn là đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân tại đó và phát huy hiệu quả”, ông Thắng nói.

“Cần tích cực nhưng không máy móc”

Đầu năm 2024, TP.HCM tiếp tục có thêm nhiều hoạt động nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc. Theo kế hoạch, thành phố sẽ duy trì các chương trình đang triển khai như phát triển không gian đọc sách tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; trang bị bổ sung sách lý luận, chính trị, giáo dục truyền thống cho các cơ sở giáo dục, đoàn thể trên địa bàn thành phố; trang bị sách cho bà con, học sinh các huyện ngoại thành; chương trình Lì xì sách Tết; tặng sách, trang bị sách cho thanh thiếu nhi…

Phát triển văn hóa đọc, trên hết là góp phần hình thành được những con người của thành phố có tri thức, đạo đức, nhân cách, lối sống tốt đẹp.

Ông Lâm Đình Thắng

Ngoài ra, UBND TP.HCM vừa qua đã ban hành kế hoạch thực hiện 2 công trình lớn nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bao gồm “Xây dựng các đường sách, không gian sách và phát triển văn hóa đọc” và “Trang bị 5 triệu quyển sách cho học sinh thành phố”.

Theo đó, Thành phố đặt mục tiêu đến tháng 3/2025 sẽ xây dựng và phát triển các đường sách/không gian sách tại 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc của Thành phố. Song song, 5 triệu quyển sách, bao gồm sách giấy và sách điện tử, dự kiến sẽ được trang bị cho học sinh trên toàn địa bàn Thành phố.

“Chúng ta có thể thấy rất rõ ở những quán cà phê hiện đại hiện nay có rất đông người dân, nhất là thanh thiếu niên đến đọc sách, làm việc, học tập. Sự nhộn nhịp và kết quả hoạt động của Đường sách Thành phố (đường Nguyễn Văn Bình) và Đường sách TP Thủ Đức cũng cho thấy nhiều người có nhu cầu tìm đến các không gian công cộng để đọc sách, sinh hoạt về sách hoặc thư giãn”, ông Lâm Đình Thắng nhận xét.

phat trien van hoa doc anh 3

Đường sách TP Thủ Đức được khánh thành vào tháng 12/2023 đem lại không gian văn hóa gắn với sách cho người dân phía đông của thành phố. Ảnh: Duy Hiệu.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh mục đích lớn nhất không phải là kéo tất cả ra các không gian công cộng để đọc sách, mà phải tạo ra nhiều môi trường, nhiều hoạt động để mọi người có thể tiếp cận sách dễ dàng, thúc đẩy niềm yêu thích và thói quen đọc sách của người dân.

“Những ai chưa coi trọng sách và việc đọc sách chắc chắn đến giai đoạn nào đó sẽ không còn theo kịp xu thế chung, nói cách khác là bị bỏ lại phía sau. Tốc độ đó hiện nay ngày càng nhanh hơn với sự phát triển của hàng loạt công nghệ mới", ông Thắng chia sẻ.

Do đó, ở góc độ cá nhân, từng người chúng ta cần phải thấy tầm quan trọng và xác định các thói quen, phương pháp, kỹ năng đọc sách để trước hết là nâng cao tri thức của chính mình, sau đó là có thể đóng góp có giá trị cho xã hội, cộng đồng. Từng gia đình cũng nên xây dựng các thói quen đọc sách cho trẻ từ khi trẻ còn nhỏ tuổi.

Những ai chưa coi trọng sách và việc đọc sách chắc chắn đến giai đoạn nào đó sẽ không còn theo kịp xu thế chung, nói cách khác là bị bỏ lại phía sau.

Ông Lâm Đình Thắng

Ở góc độ nhà nước, ông Thắng cho rằng các cơ quan liên quan đến công tác phát triển văn hóa đọc cần phải tiếp tục kiên trì, sáng tạo trong việc mở rộng thị trường xuất bản, giúp người dân, thanh thiếu nhi thành phố tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với sách, xây dựng được niềm đam mê, có thói quen và kỹ năng đọc sách.

Với từng quy mô dân số, tính chất đối tượng, trình độ, ông Thắng cho rằng cần có cách thức đo lường để đưa ra những chính sách phù hợp. Việc khảo sát sẽ được thực hiện trong năm 2024 nhằm đánh giá được 4 yếu tố chính là tỷ lệ bản sách/người/năm, thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của người dân. Từ đó phân tích và đưa ra những chủ trương, chính sách thúc đẩy văn hoá đọc sát với thực tiễn và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

“Các đơn vị cần tích cực nhưng không máy móc, phải tìm cách làm phù hợp và hiệu quả cho từng đối tượng, địa phương, cơ quan, đơn vị. Trên hết là góp phần hình thành được những con người của thành phố có tri thức, đạo đức, nhân cách, lối sống tốt đẹp”, ông nhận định.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

'Lì xì sách Tết là thông điệp về trân trọng tri thức'

Ông Lâm Đình Thắng cho rằng lì xì sách Tết là thông điệp về sự trân trọng tri thức, một văn hóa đẹp, góp phần xây dựng bản sắc người dân TP.HCM.

Sách thủ công của Việt Nam được ưa chuộng tại hội sách quốc tế

Lần chào sân hội chợ nghệ thuật sách hàng đầu thế giới, các bản sách thủ công đặc biệt của Việt Nam tạo sự chú ý với người tham dự.

Co giao 'cham sach' hinh anh

Cô giáo 'chạm sách'

0

“Chạm sách” là hoạt động khuyến khích học sinh trường THPT Hòa Ninh (Long Hồ, Vĩnh Long) đọc sách, yêu quý sách do thạc sĩ Văn học nước ngoài Trần Huỳnh Nhị chủ trương.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Thanh Trần

Bạn có thể quan tâm