Trong cuộc họp chiều 12/4, lãnh đạo Sở GTVT đã đề xuất với lãnh đạo UBND TP.HCM tiếp tục cho khai thác hoạt động tại bến thủy nội địa cầu tàu số 2, Công viên Bạch Đằng (quận 1) trong thời gian chờ di dời. Đề xuất này đã được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý.
Thời gian gia hạn sẽ kéo dài tối đa 1 năm nhằm giúp các đơn vị liên quan có đủ thời gian sắp xếp, bố trí vị trí mới cho các tuyến tàu cao tốc hoạt động.
Việc khai thác bến thủy nội địa cầu tàu số 2, Công viên Bạch Đằng, cho hoạt động tàu cao tốc được gia hạn 1 năm. |
Như vậy, Công ty TNHH Công nghệ xanh DP được phép tiếp tục vận hành tuyến tàu cao tốc Bạch Đằng - Cần Giờ - TP Vũng Tàu tại bến Bạch Đằng mà chưa phải chuyển đi vị trí khác.
Lãnh đạo Sở GTVT cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến tàu cao tốc Bạch Đằng - Cần Giờ - TP Vũng Tàu được vận hành liên tục trong thời gian chờ sắp xếp vị trí mới phù hợp.
Trước đó, Sở GTVT đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP ngưng khai thác bến thủy nội địa tại cầu tàu số 2 Công viên Bạch Đằng từ tháng 4.
Theo yêu cầu của Sở GTVT, Công ty TNHH Công nghệ xanh DP phải khẩn trương di dời không bồi thường, tháo dỡ các công trình liên quan hoạt động bến tại đây. Đồng thời, không neo đậu phương tiện thủy nội địa khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Với đề xuất như trên, tuyến cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu phải tạm ngưng hoạt động - đây cũng là tuyến tàu cao tốc duy nhất kết nối từ TP.HCM - Vũng Tàu.
Về phía Công ty TNHH Công nghệ xanh DP cho biết đơn vị cũng phải hoàn 8.000 vé đã bán ra do tàu cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu ngưng hoạt động. Trong những ngày qua, dù tàu cao tốc đã dừng khai thác, nhiều hành khách vẫn đến bến này hỏi mua vé tàu đi Vũng Tàu. Việc cho tàu cao tốc tiếp tục hoạt động ở bến Bạch Đằng có ý nghĩa rất lớn khi lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, tạo điều kiện để người dân đi du lịch thuận tiện, giảm ùn tắc cho đường bộ.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.