Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toyota đầu tư vào Grab

Theo Reuters, nhánh đầu tư của Toyota đã trở thành đối tác mới nhất trong vòng gọi vốn gần đây của Grab, ước tính sẽ mang về cho "hãng" gọi xe này 2,5 tỷ USD.

Cụ thể, theo vài công bố vào ngày 30/8, Toyota Tsusho Corp, công ty Toyota hiện là cổ đông lớn nhất đã đầu tư một khoản không tiết lộ cho Grab. Hoạt động đầu tư này nằm trong đợt gọi vốn cho Grab do Didi Chuxing và tập đoàn SoftBank của Nhật Bản tổ chức.

toyota dau tu vao grab anh 1

Đây là khoản đầu tư mới nhất mà startup gọi xe đến từ Malaysia nhận được khi mà nhiều công ty lớn kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của hãng gọi xe này tại thị trường Đông Nam Á với kinh tế đang phát triển mạnh cùng dân số trẻ có thói quen sử dụng công nghệ.

Toyota cho hay hãng sẽ cài các thiết bị giám sát hành trình trên các xe vận hành bởi Grab, một trong những động thái cho thấy Toyota đang mở rộng sang những lĩnh vực dịch vụ mới.

Hãng xe của Nhật Bản sẽ cài đặt các thiết bị này lên 100 xe mà Grab đang cho các tài xế thuê lại để vận hành tại Singapore, cho phép Toyota phân tích thói quen lái xe cũng như giúp hãng truy cập sâu tốt hơn tới các dịch vụ lái xe đã kết nối.

Didi Chuxing và SoftBank hiện đã là nhà đầu tư của Grab và nhiều dịch vụ gọi xe tương tự trên toàn cầu. Tháng 7, Grab cho hay hai tập đoàn trên sẽ đầu tư thêm 2 tỷ USD. 500 triệu USD nữa sẽ đến từ những nhà đầu tư khác, khiến đây trở thành vòng gọi vốn lớn nhất của một startup tại Đông Nam Á.

Một nguồn tin thân cận với Grab chia sẻ với Reuters rằng khoản đầu tư 2,5 tỷ USD này sẽ khiến tổng giá trị của Grab tăng lên mức 6 tỷ USD.

Grab hiện cũng cấp các dịch vụ kết nối người có xe ôtô, xe máy nhàn rỗi hoặc các lái xe taxi với khách hàng có nhu cầu. Hãng hiện có khoảng 1,2 triệu tài xế đối tác.

toyota dau tu vao grab anh 2
Khoản đầu tư vào Grab của Toyota không được tiết lộ, tuy nhiên giới phân tích dự đoán sẽ không nhiều hơn 500 triệu USD. Ảnh: Grab.

Theo Grab nhận định hiện hãng chiếm 95% thị phần ứng dụng gọi taxi bên thứ 3 và 72% thị phần ứng dụng gọi xe tư nhân tại Đông Nam Á.

Tuy nhiên, thị phần này có thể sẽ suy chuyển khi Uber đang được dự kiến sẽ xoay trục sang Đông Nam Á sau thất bại trước Didi Chuxing tại thị trường Trung Quốc vào năm ngoái.

Ngành dịch vụ gọi xe hiện bị thống trị bởi các công ty công nghệ, tuy nhiên những nhà sản xuất ôtô như Toyota, Volkswagen hay General Motors đã bắt đầu xu hướng đầu tư hợp tác với những đơn vị cung ứng dịch vụ để đương đầu với xu thế khách hàng chuyển dịch dần khỏi việc sở hữu xe tư nhân.

Toyota đã bắt tay với Uber trước đó bằng việc cung cấp các gói thuê xe linh hoạt cho tài xế Uber trong khi cả hai cùng lên kế hoạch chia sẻ thành tựu nghiên cứu và phát triển. Đây là thỏa thuận đi kèm với một khoản đầu tư không được tiết lộ của Toyota vào Uber.

Trải nghiệm dịch vụ đi chung xe đang bị tuýt còi của Uber, Grab Dịch vụ đi chung xe xuất hiện tại Hà Nội và TP.HCM đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía nhà quản lý, vì chưa đúng luật.

Uber sắp tăng giá mạnh

Đại diện Uber Việt Nam cho biết sẽ điều chỉnh mức giá cước từ ngày 24/8. Theo đó, mức tăng tại TP.HCM là 1.500 đồng/km.




Ngô Minh

Theo Reuters

Bạn có thể quan tâm