Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tôi suýt thành gián điệp cho Trung Quốc'

Angus Grigg nhận được đề nghị làm gián điệp cho Trung Quốc trong bữa trưa với cá Tứ Xuyên, đậu phụ cay và giá xào. Mọi thứ rất đơn giản, ông sẽ có tiền, đổi lại là thông tin.

Trong bài viết đăng trên Financial Review ngày 21/12, nhà báo người Australia Angus Grigg đã kể lại một giai đoạn trong thời gian ông đóng tại Trung Quốc và việc ông từng nhận được lời đề nghị cung cấp thông tin cho người Trung Quốc như thế nào.

gian diep Trung Quoc anh 1
Angus Grigg (bên phải) trong thời gian làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: Financial Review.

"Chúng tôi cũng như những nhà báo"

Vào tháng 9/2013, Grigg đã ở Trung Quốc được 17 tháng. Như nhiều nhà báo phương Tây khác, ông nói mình "phát điên" với sự tù túng về thông tin giữa hệ thống chính trị tại đây. Buổi trưa hôm đó, ông ngồi nói chuyện với người của một hãng tư vấn an ninh có liên hệ với chính phủ Trung Quốc và họ trông có vẻ muốn hợp tác. Ít ra, họ là người đã hé lộ cho Grigg một vài thông tin ở những cuộc gặp trước.

Hóa ra không phải.

Khi thức ăn được dùng sạch và trà bắt đầu được châm lại, những người mà Grigg tưởng sẽ là nguồn tin của ông đã đưa ra lời đề nghị. 

"Chúng tôi cũng như nhà báo thôi", người đàn ông trẻ hơn cho biết. "Chúng tôi cần có thông tin trước đối thủ của mình. Khi đó, chúng tôi nhận phần thưởng lớn hơn".

Sau đó, những người này nói với Grigg rằng ông đang được yêu cầu thông báo cho họ trước mỗi khi tờ báo của ông dự định đăng gì đó về các cuộc tấn công mạng hoặc gián điệp công nghệ của Trung Quốc, từ đó ông sẽ được chia sẻ "phần thưởng" của họ.

Grigg hối hận rằng ông không hỏi kỹ hơn về phần thưởng đó, việc chúng sẽ được giao ông như thế nào hay người ta sử dụng thông tin ông cung cấp ra sao, nếu ông đồng ý cung cấp.

Lời đề nghị thứ hai đến sau một cuộc hẹn gặp đầy khẩn thiết và đường đột. Grigg đã hai lần từ chối gặp lại họ sau bữa ăn trưa đó.

"Hãy đi về và viết báo cáo"

Trong cuộc hẹn thứ hai cũng bên tách trà, những người Trung Quốc cho thấy họ đã hiểu lầm lời từ chối trước đó của Grigg. Họ nghĩ ông từ chối vì không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu, không phải vì ông không muốn. Giờ thì họ đến giao cho ông một nhiệm vụ "đặc biệt" trong thời gian ông đi nghỉ ở Australia.

gian diep Trung Quoc anh 2
Món quà Giáng sinh 2 người đàn ông trên gửi cho con gái ông Grigg. Ảnh: Financial Review.

Ông được yêu cầu hẹn gặp các quan chức chính phủ cấp cao, các bộ trưởng và những người làm việc trong cộng đồng hoạch định chính sách đối ngoại của Australia để tìm hiểu liệu chính phủ mới của nước này khi đó, dưới thời Thủ tướng Tony Abbott, có thay đổi chính sách gì đáng kể đối với Trung Quốc hay không.

"Khi trở về ông hãy viết một báo cáo và chúng tôi sẽ trả tiền cho nó", người đàn ông lớn tuổi hơn thẳng thừng. Grigg từ chối thẳng thừng không kém.

Ông nói mình sẽ ngồi trên bãi biển ở vịnh Byron và tắm nắng thay vì chõ mũi vào các hoạt động chính sách.

Những người đàn ông trao cho nhà báo của Financial Review một món quà dành cho con gái ông nhân dịp Giáng sinh. Grigg đã không bao giờ mở món quà đó ra.

Khi Malcolm Turnbull thay thế Tony Abbott để trở thành thủ tướng Australia, hai người đàn ông trên liên hệ lại với Grigg. Dù vậy, hầu hết thời gian họ đã bỏ cuộc nơi ông.

gian diep Trung Quoc anh 3
Các phóng viên phương Tây thường than phiền về sự tù túng thông tin ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Grigg nói rằng thứ ông nhìn thấy được trong những năm làm việc tại Trung Quốc, bao gồm cả trong những buổi ăn trưa và uống trà với 2 người đàn ông trên, là sự bồn chồn của chính quyền nước này khi giai đoạn "thần kỳ kinh tế" đã qua đi.

Bài báo của Grigg đã kéo theo việc bà Bonnie Glasser, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở ở Washington D.C.) cũng lên Twitter nói rằng bà từng "có trải nghiệm tương tự".

Tiêu diệt 20 gián điệp CIA, Trung Quốc làm tê liệt tình báo Mỹ

Theo NYT, Bắc Kinh đã tiêu diệt hoặc bỏ tù hàng chục đầu mối thông tin địa phương cho các điệp viên CIA từ năm 2010-2012, gây tê liệt hoàn toàn hoạt động tình báo của Mỹ ở TQ.

AP: 200 nhà báo bị tin tặc Nga nhắm tới

Fancy Bear, nhóm tin tặc "khét tiếng" của Nga, không chỉ nhắm đến chính trị gia mà còn nỗ lực tấn công mạng ít nhất 200 nhà báo, trong đó có nhiều nhà báo theo dõi tình hình Nga.


Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm