Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Toan tính của Saudi Arabia

Saudi Arabia đang nỗ lực giữ nhiên liệu hóa thạch là trung tâm của nền kinh tế thế giới tới bằng cách vận động hành lang, tài trợ nghiên cứu và sử dụng sức mạnh ngoại giao.

Saudi Arabia anh 1

Nằm trên sa mạc rộng lớn là một trung tâm nghiên cứu tương lai với sứ mệnh cấp bách: Làm cho nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ của Saudi Arabia trở nên xanh hơn. Mục tiêu là nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng các tấm pin Mặt Trời và mở rộng sử dụng ôtô điện để quốc gia tiêu thụ ít dầu hơn.

Nhưng Saudi Arabia có một tầm nhìn khác xa so với phần còn lại của thế giới. Lý do chính khiến họ muốn tiêu thụ ít dầu hơn ở trong nước là để có nhiều dầu hơn bán ra nước ngoài, theo New York Times.

Đó chỉ là một khía cạnh trong chiến lược dài hạn của quốc gia này nhằm giữ cho thế giới gắn liền với dầu mỏ trong nhiều thập kỷ tới, đồng thời duy trì vị trí là nhà cung cấp lớn nhất trước các đối thủ.

Trong những ngày gần đây, các đại diện của Saudi Arabia đã có mặt tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc ở Ai Cập, để ngăn chặn lời kêu gọi thế giới đốt ít dầu hơn, theo hai người có mặt tại cuộc họp.

Họ nói rằng tuyên bố cuối cùng của hội nghị “không nên đề cập đến nhiên liệu hóa thạch”.

Và nỗ lực này đã thắng thế. Sau sự phản đối từ Saudi Arabia và một số nhà sản xuất dầu mỏ khác, tuyên bố đã không đề cập đến việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, một trong những nhân tố gây phát thải khí nhà kính chính trên toàn cầu, theo AP.


Saudi Arabia anh 2

Khách tham dự một diễn đàn của Saudi Arabia tại hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Sharm el Sheikh, Ai Cập. Ảnh: AP.

Bên trong chiến lược của Saudi Arabia

Kế hoạch giữ dầu ở trung tâm nền kinh tế toàn cầu của Saudi Arabia đang diễn ra trên khắp thế giới, trong các hoạt động tài chính, ngoại giao, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ và thậm chí cả giáo dục.

Saudi Aramco, một trong những tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới do chính phủ kiểm soát, từng hình dung ra một thế giới mà họ sẽ bán được nhiều hơn nữa.

Công ty đã trở thành nhà tài trợ lớn cho nghiên cứu về các vấn đề năng lượng quan trọng. Cụ thể, nó tài trợ cho gần 500 nghiên cứu trong 5 năm qua, bao gồm nghiên cứu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ôtô chạy bằng xăng, hay gây nghi ngờ về ôtô điện, theo cơ sở dữ liệu Crossref.

Aramco cũng hợp tác với Bộ Năng lượng Mỹ trong các dự án nghiên cứu nổi tiếng, bao gồm nỗ lực kéo dài 6 năm để phát triển xăng và động cơ hiệu quả hơn, cũng như các nghiên cứu về công nghệ tăng cường thu hồi dầu cùng phương pháp để thúc đẩy sản xuất.

Aramco cũng điều hành một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu toàn cầu, bao gồm một phòng thí nghiệm gần Detroit, nơi họ đang phát triển thiết bị “thu giữ carbon” di động. Thiết bị được thiết kế để gắn vào ôtô chạy bằng xăng, giữ lại khí nhà kính trước khi chúng thoát ra khỏi ống xả.

Nói rộng hơn, Saudi Arabia đã rót 2,5 tỷ USD vào các trường đại học Mỹ trong thập kỷ qua, đưa vương quốc này trở thành một trong những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho giáo dục đại học.

Nước này cũng đã chi gần 140 triệu USD kể từ năm 2016 cho những nhà vận động hành lang và những người khác để gây ảnh hưởng đến chính sách cùng dư luận Mỹ.

Con số này đưa Saudi Arabia trở thành một trong những quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho hoạt động vận động hành lang tại Mỹ, theo tiết lộ cho Bộ Tư pháp Mỹ.

Phần lớn trong số đó tập trung vào việc củng cố hình ảnh tổng thể của vương quốc, đặc biệt là sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại vào năm 2018 bởi các đặc vụ Saudi Arabia.

Nhưng nỗ lực của nước này cũng mở rộng sang việc xây dựng liên minh ở các bang thuộc Vành đai canh tác ngô của Mỹ, nơi sản xuất ethanol - một sản phẩm cũng bị ôtô điện đe dọa.

Saudi Arabia anh 3

Aramco đang phát triển thiết bị “thu giữ carbon” di động. Ảnh: New York Times.

Đầu năm 2020, Rob Port, người dẫn chương trình podcast “Plain Talk” về chính trị và các sự kiện thời sự ở Bắc Dakota, đã nhận được cuộc gọi từ người đại diện cho Đại sứ quán Saudi Arabia.

“Liệu ông có muốn phỏng vấn một phát ngôn viên của Saudi về thị trường dầu mỏ không?”, Dan Lederman thuộc nhóm LS2, cơ quan vận động hành lang ở Iowa, nói.

Đây là một trong số ít các nhóm vận động hành lang vẫn gắn bó với Saudi Arabia khi những người khác cắt đứt quan hệ sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi.

Vào tháng 5 năm đó, Fahad Nazer, phát ngôn viên của Đại sứ quán Saudi Arabia, đã xuất hiện trên podcast của ông Port.

Hoạt động đó là một phần trong nỗ lực lớn của LS2group thay mặt cho Saudi Arabia để tiếp cận các bang bao gồm Dakota, Texas, Iowa và Ohio.

Với số tiền trả trước hơn 125.000 USD/tháng, LS2group đã nhắm mục tiêu đến những người dẫn chương trình phát thanh địa phương, học giả, nhà tổ chức sự kiện, quan chức ngành thể thao và một cựu cầu thủ bóng đá, theo hồ sơ gửi lên Bộ Tư pháp.

Jeff M. Angelo, cựu Thượng nghị sĩ bang Iowa, cho biết các bang như Iowa, nơi sản xuất ethanol hàng đầu của Mỹ, có thể là mảnh đất màu mỡ, cùng quan điểm với Saudi Arabia.

“Các nhà sản xuất Ethanol ở Iowa đang nói điều tương tự: 'Thật khủng khiếp khi chính quyền Biden buộc bạn phải mua một chiếc ôtô điện khi chúng tôi có thể sản xuất nhiên liệu sinh học ngay tại Iowa, kiếm tiền và hỗ trợ nông dân của chúng tôi'”, ông nói.

"Phần tiếp theo của La La Land"

Đằng sau những cánh cửa đóng kín tại các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu, Saudi Arabia đã làm việc để cản trở các hoạt động và nghiên cứu về khí hậu, đặc biệt là phản đối những lời kêu gọi loại bỏ nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch.

“Mọi người muốn chúng tôi từ bỏ đầu tư vào hydrocarbon, nhưng không”, Amin Nasser, Giám đốc điều hành của Saudi Aramco cho biết động thái như vậy sẽ chỉ tàn phá thị trường dầu mỏ.

Mối đe dọa lớn hơn là “thiếu đầu tư vào dầu khí”, ông nói.

Trong một tuyên bố, Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết họ kỳ vọng rằng các nguồn hydrocacbon như dầu mỏ, khí đốt và than đá sẽ “tiếp tục là một phần thiết yếu của hỗn hợp năng lượng toàn cầu trong nhiều thập kỷ”. Nhưng đồng thời quốc gia này cũng tuyên bố đã “đầu tư đáng kể trong các biện pháp chống biến đổi khí hậu”.

Tuyên bố cho biết thêm “không hề cản trở tiến trình đàm phán về biến đổi khí hậu, Saudi Arabia từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng” trong các cuộc đàm phán, cũng như trong các nhóm công nghiệp dầu khí đang nỗ lực giảm lượng khí thải.

Trên thực tế, sự nghịch lý đang xuất hiện trong chính trung tâm của Saudi Arabia. Mặc dù kỳ vọng bán được nhiều dầu, biến đổi khí hậu và nhiệt độ tăng cao đã đe dọa cuộc sống ở vương quốc sa mạc giống như những nơi khác trên thế giới.

Saudi Arabia cho biết họ ủng hộ thỏa thuận khí hậu Paris, nhằm mục đích ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và dự định tạo ra một nửa lượng điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Vương quốc này cũng có kế hoạch trồng 10 tỷ cây xanh trong thập kỷ tới, và đang xây dựng Neom - một thành phố tương lai không có carbon, với hệ thống giao thông công cộng tốc độ cao, mô hình “trang trại thẳng đứng” và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết.

Saudi Arabia anh 4

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này diễn ra chậm chạp. Saudi Arabia vẫn tạo ra chưa đến 1% điện năng từ năng lượng tái tạo và không rõ họ có kế hoạch trồng hàng tỷ cây xanh như thế nào ở một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới.

Trong khi đó, mối đe dọa khí hậu ngày càng khó bỏ qua. Một mô phỏng của Viện Công nghệ Massachusetts MIT cho thấy nếu tốc độ phát thải nhà kính tiếp tục như hiện nay, nhiệt độ bầu ướt tối đa hàng năm ở các thành phố như Abu Dhabi, Dubai và Doha sẽ vượt quá ngưỡng khả năng sống sót của con người đến cuối thế kỷ này, CNN đưa tin.

Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã gióng lên hồi chuông báo tử về dầu mỏ. Cơ quan này cho biết thế giới cần phải ngay lập tức ngừng phê duyệt các mỏ dầu khí mới và nhanh chóng loại bỏ phương tiện chạy bằng xăng dầu, để ngăn chặn những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, tỏ ra hoài nghi. Ông so sánh điều đó với một bộ phim Hollywood.

“Đó là phần tiếp theo của 'La La Land' (tạm dịch: Những kẻ khờ mộng mơ)”, ông châm biếm tại một cuộc họp báo.

Các quan chức Saudi Arabia nói rằng việc chuyển đổi nhanh chóng sang năng lượng tái tạo và xe điện sẽ mang lại sự hỗn loạn kinh tế - một quan điểm mà họ cho rằng đã được chứng minh bằng sự hỗn loạn gần đây trên thị trường năng lượng toàn cầu, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung và giá cả tăng cao.

“Việc áp dụng chính sách phi thực tế để giảm lượng khí thải bằng cách loại trừ các nguồn năng lượng chính sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có trong những năm tới", Thái tử Mohammed bin Salman cho biết vào tháng 7.

"Nó đồng thời làm tăng giá năng lượng, tỷ lệ thất nghiệp, cũng như làm trầm trọng thêm các vấn đề an ninh, xã hội”, ông nhấn mạnh.

Từ Beirut đến Jerusalem

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem: Hành trình ‘đi để hiểu’ Trung Đông của một nhà báo Mỹ” của tác giả Thomas Friedman, do NXB Thế giới xuất bản năm 2014. Cuốn sách viết về những xung đột gay gắt ở Trung Đông, ghi lại những khoảnh khắc sống động và trải nghiệm sống còn mà tác giả từng trải qua.

Giá dầu thế giới quay đầu tăng vì một lời nói

Giá dầu tăng trở lại sau cú trượt giá mạnh hôm 21/11 sau khi Saudi Arabia bác thông tin cho rằng nước này đang thảo luận về việc tăng nguồn cung dầu với OPEC+.

Tổng thống Biden nói đùa về làn sóng đỏ duy nhất khi xá tội cho gà tây

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 21/11 đã sử dụng quyền hạn của mình để xá tội cho hai con gà tây, giúp chúng thoát khỏi cảnh trở thành món chính trong bữa tối Lễ Tạ ơn sắp tới.

Tiem nang 25 ty USD cua thit nhan tao hinh anh

Tiềm năng 25 tỷ USD của thịt nhân tạo

0

Chính phủ Mỹ đã cấp những giấy phép đầu tiên cho 2 doanh nghiệp bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm điều này.

Minh An

Bạn có thể quan tâm