Sự việc diễn ra khi Kim Tử Long biểu diễn tại gian hàng trong khuôn khổ Hội chợ khuyến mãi và kích cầu tiêu dùng Long An, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Nam nghệ sĩ kể sau khi hát xong, một người đàn ông (đã uống bia hoặc rượu) tiến vào la lối om sòm, yêu cầu tắt nhạc. Người này tự xưng là cán bộ Sở VHTTDL tỉnh Long An, nhưng khi Kim Tử Long yêu cầu giấy tờ chứng minh, người đàn ông này phủi bỏ, còn đòi đánh anh.
Kim Tử Long bức xúc khi bị dọa đánh. |
Khi lực lượng chức năng xuất hiện và can ngăn, danh tính người đàn ông được xác định là trưởng đoàn hát lô tô tại hội chợ.
“Là người nghệ sĩ, tôi chỉ muốn phục vụ cho cộng đồng. Tôi nghĩ cần xem lại người đàn ông đó có đủ tư cách để trình diễn ở hội chợ hay không. Không có lý do gì ông ta có thể dùng bia rượu nói chuyện, đòi đánh nghệ sĩ là điều hoàn toàn sai. Đó là cách hành xử không nên. Rất may mắn chưa xảy ra xô xát. Sự việc xảy ra không chỉ tôi mà mọi người đều bị ảnh hưởng” – nghệ sĩ cải lương bức xúc và nói muốn làm rõ mọi chuyện cho ra nhẽ.
Trước sự việc, ngành chức năng tỉnh Long An khẳng định người đàn ông dọa đánh Kim Tử Long, gây ra vụ lộn xộn tại hội chợ không phải là cán bộ Sở TT-TT và Sở VH-TT-DL Long An.
Nếu có trường hợp mạo nhận đúng như lời của nghệ sĩ, ngành chứng năng đang làm việc để xác định xử lý theo quy định.
Ban đầu cơ quan chức năng cho biết người đàn ông gây rối là chủ gian hàng lô tô có mặt trong Hội chợ Khuyến mại kích cầu tiêu dùng, gần gian hàng Công ty nơi Kim Tử Long biểu diễn.
Nhiều khán giả cho rằng vụ việc xảy ra do Kim Tử Long đã hút nhiều khán giả đến xem dẫn đến gian hàng của người đàn ông này vắng khách.
Bên cạnh đó, đại diện công ty mời Kim Tử Long biểu diễn chưa xin phép đúng quy định mà chỉ dựa trên quan hệ cá nhân. Đại diện công ty này cho biết sẽ khắc phục và mời Kim Tử Long trở lại trình diễn, làm rõ với khán giả về sự việc đáng tiếc xảy ra.
Sách tham khảo: Cải lương Sài Gòn 1955-1975, một công trình biên khảo được những người làm sân khấu tâm tư và nỗ lực thực hiện trong suốt 4 năm qua. Nội dung sách biên khảo được tiếp cận từ góc độ khoa học liên ngành lịch sử, nghệ thuật sân khấu, lý luận văn học, văn hóa học… với cách thao tác căn cứ vào tài liệu được người đương thời ghi lại; những bài viết tham luận từ các cuộc tọa đàm, hội thảo; các phát biểu ghi âm từ các tác giả, soạn giả, đạo diễn, nghệ sĩ, nhà báo, nhà lý luận phê bình và các nhà quản lý - có vốn sống, vốn nghề, nhiều kinh nghiệm, trong sáng tác, kể chuyện, trong biểu diễn và ca hát.