Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tòa án Nước nghìn năm ở Tây Ban Nha: Phép vua thua lệ làng

Ra đời từ thế kỷ 10, Tòa án Nước Valencia hiện là cơ quan tư pháp cổ xưa nhất châu Âu, nơi mọi phán quyết đưa ra đều được tôn trọng, dù là kẻ độc tài, tổng thống hay nhà vua.

Tòa án xử trộm nước 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ban Nha Tòa án chuyên xét xử các vụ ăn trộm nước ra đời vào thế kỷ thứ 10 tại Tây Ban Nha, đến nay vẫn còn tồn tại và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tám người đàn ông mặc áo choàng đen, ngồi trên ghế theo vòng tròn trên con phố bên ngoài một nhà thờ ở Valencia. Khuôn mặt họ trở nên nghiêm nghị khi tên bị cáo được gọi lên. Những người này tạo nên "Tòa án Nước" (Water Court) Valencia, một thiết chế độc đáo đã có nghìn năm lịch sử tại Tây Ban Nha.

Chỉ trong vài phút và không cần bất kỳ giấy tờ gì, tòa án này giải quyết các tranh chấp về thủy lợi xảy ra tại vùng đồng bằng màu mỡ bao quanh Valencia, thành phố lớn thứ ba Tây Ban Nha và là vùng trồng cây ăn trái nổi tiếng của khu vực Địa Trung Hải.

Thiết chế nghìn năm

Một vụ việc gần đây liên quan đến ông Vicent Marti, chủ của một trang trại sinh thái hơn 30 năm. Ông đến Tòa án Nước sau khi phát hiện nguồn nước của trang trại bị ô nhiễm với dấu vết của xi măng và sơn do các công nhân sửa nhà hàng xóm xả vào hệ thống tưới tiêu.

Sau khi nghe từ cả hai phía và các thành viên của tòa tranh luận nhanh, chủ tịch tòa án tuyên bố lỗi thuộc về hàng xóm của ông Marti.

Theo truyền thống, người này đã thể hiện sự đồng tình của mình với phán quyết của tòa bằng việc nói “chính xác” và sau đó bị phạt 2.000 euro.

toa an co xua o Tay Ban Nha anh 1
Đám đông theo dõi một phiên xử của Tòa án Nước Valencia diễn ra vào ngày 25/5/2017. Ảnh: AFP.

"Tôi cảm thấy hơi tệ vì chúng tôi là hàng xóm, nhưng tôi không có nhiều lựa chọn", ông Marti nói với AFP.

Trang trại của ông sản xuất các sản phẩm sinh thái, bắt buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về quản lý chất lượng, và công việc kinh doanh của ông đang đối mặt với "sự sống còn", ông nói thêm.

Tòa án Nước Valencia ra đời ít nhất từ thế kỷ 10, khi khu vực này được thống trị bởi những người theo đạo Hồi và nhà thờ xây dựng theo phong cách Gothic nơi phiên tòa diễn ra hiện nay là một thánh đường Hồi giáo.

Tòa án thụ lý các vụ trộm nước, một nguồn tài nguyên quý giá ở vùng đất khô hạn như Tây Ban Nha, hoặc các tranh chấp trong việc diễn giải các quy định về hệ thống thủy lợi.

Nhà sử học Daniel Sala, một chuyên gia về Tòa án Nước, cho biết các tranh chấp có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường diễn ra nhiều hơn vào mùa khô hạn khi các quy định đặc biệt trong việc quản lý thủy lợi được áp dụng và “quy trình giám sát được triển khai nhằm kiểm soát sự sẵn sàng của nguồn nước”.

Tổ chức UNESCO đã công nhận Tòa án Nước Valencia, vốn tự nhận là “cơ quan tư pháp lâu đời nhất còn tồn tại ở châu  Âu”, là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng nghĩa với việc tòa án này sẽ được bảo tồn.

Phép vua thua lệ làng

Tòa án hiện tại gồm 8 thành viên, tất cả đều là nam giới. Họ được bầu ra bởi khoảng 10.000 nông dân, những người sử dụng hệ thống thủy lợi của vùng đồng bằng xung quanh Valencia.

Mỗi thành viên của tòa án đại diện cho một trong số 8 cộng đồng sử dụng hệ thống thủy lợi còn gọi là "acequias”. Những người này trồng các loại rau và cây lấy củ như gấu tàu, dùng để làm hocharta, một loại đồ uống phổ biến ở Tây Ban Nha.

toa an co xua o Tay Ban Nha anh 2
Valencia là vùng trồng cây ăn trái nổi tiếng của khu vực Địa Trung Hải. Đồ họa: Valencia Guide.

Mọi phán quyết được đưa ra là quyết định cuối cùng và không thể kháng cáo. Phán quyết của tòa án được “những kẻ độc tài, tổng thống, nhà vua và tất cả người dân tôn trọng", nhà sử học Sala cho biết.

Tòa mở vào trưa thứ 5 hàng tuần tại khu vực bên ngoài cửa Apostles của nhà thờ Valencia, nơi có chiếc cốc bằng vàng được cho là từng được Chúa Jesus sử dụng trong Bữa tối Cuối cùng.

Các thành viên của tòa án cũng mặc áo choàng đen dài đến thắt lưng. Ngôn ngữ sử dụng trong phiên xử là tiếng địa phương Valencia. Mỗi khi phiên xử diễn ra, rất đông người địa phương và khách du lịch vây quanh theo dõi.

Thách thức làm mới

Hai yếu tố đe dọa ngành trồng trọt ở vùng đồng bằng Valencia, và rộng hơn là đe dọa sự tồn tại của Tòa án Nước, là sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và sự già hóa dân số.

Ông Enrique Navarro, một nông dân 44 tuổi, chỉ trích việc đa số thành viên của phiên tòa đã hơn 60 tuổi. Ông nói “làm mới đội ngũ” là điều cần thiết để tòa án “không trở thành một cơ quan lỗi thời”.

Trong số hàng trăm vụ tranh chấp về nước mỗi năm, chỉ 20-25 vụ thực sự được xử bởi tòa án. Một số ngày thứ 5, thậm chí không ai đến trước cửa nhà thờ để thưa kiện.

toa an co xua o Tay Ban Nha anh 3
8 thành viên (ngồi ghế) của Tòa án Nước Valencia hiện nay. Ảnh: AFP.

Do e ngại đám đông đứng xem các vụ xét xử diễn ra ngay tại trung tâm lịch sử của Valencia, nhiều nông dân không dám đưa vụ việc của họ ra tòa.

“Với những người làm việc chân tay thì việc đến đây gần như là một sự xúc phạm”, ông Jose Antonio Mono, người theo dõi thực thi các quy định về tưới tiêu tại một trong 8 cộng đồng nói trên, cho hay.

Ông Enrique Aguilar, một thành viên của Tòa án Nước, nói rằng 90% các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua trung gian hòa giải, đôi khi chỉ vài phút trước cuộc gặp định kỳ hàng tuần của các thành viên tòa án.

“Chúng tôi cố gắng để không ai phải lên đây cả", ông nói. Đôi khi, viễn cảnh về việc phải ra trước tòa cũng đủ để giúp giải quyết tranh chấp.

“Ở ngoài đồng ruộng, người bị buộc tội thường rất mạnh miệng nói rằng họ vô tội. Nhưng khi phải đến đây, họ thường yêu cầu trung gian hòa giải”, ông Manuel Ruiz, người đứng đầu Tòa án Nước, nói thêm.

Loài cua tuyết thổi bùng cuộc chiến dầu mỏ ở vùng cực Bắc

Mâu thuẫn trong cách diễn giải của EU và Na Uy về một hiệp ước quy định việc đánh bắt cua tuyết có thể gây ra hiệu ứng domino làm cuộc chiến dầu mỏ trên biển Barents thêm nóng.

Vịnh nhỏ châu Âu dậy sóng vì tranh chấp Croatia - Slovenia

Tòa quốc tế sắp ra phán quyết về tranh chấp lâu năm giữa Slovenia và Croatia, 2 quốc gia tách ra từ Nam Tư cũ, xung quanh vịnh Piran và vùng đất bao quanh chỉ rộng 13 km2.

Hồ Hiệt - Đông Phong

Theo AFP

Bạn có thể quan tâm